Quyết định 714/QĐ-TTg Ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử.
QUYẾT ĐỊNH
Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Việc triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia không thuộc Danh mục này được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia:
a) Đề xuất xây dựng mới, hoặc điều chỉnh, bổ sung trình cấp thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở dữ liệu quốc gia do mình chủ trì.
b) Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia:
– Quy định chi tiết nội dung thuyết minh, mô tả về mục tiêu, quy mô, phạm vi, đối tượng của cơ sở dữ liệu quốc gia, định nghĩa và mối quan hệ giữa các thành phần thông tin cơ bản; đánh giá sơ bộ tính khả thi, hiệu quả của việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia;
– Xác định đặc điểm, thuộc tính dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia theo nguyên tắc không chồng lấn thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia đã hoạt động. Trường hợp xảy ra chồng lấn thông tin thì cơ quan chủ quản cần trao đổi, thống nhất với cơ quan chủ quản của cơ sở dữ liệu đã hoạt động đối với thiết kế sơ bộ và mô hình dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia của mình; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề chưa thống nhất được;
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia về: Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu; phương thức truy nhập dữ liệu;
– Phê duyệt dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ngoại trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật liên quan;
– Cung cấp hồ sơ, tài liệu mô tả thiết kế, yêu cầu chức năng của cơ sở dữ liệu quốc gia và các giải pháp kỹ thuật áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho Bộ Thông tin và Truyền thông để theo dõi, tổng hợp;
– Rà soát, đối chiếu dữ liệu đối với các cơ sở dữ liệu thành phần cơ sở dữ liệu quốc gia mà không thuộc phạm vi quản lý của mình.
c) Thực hiện quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia:
– Xây dựng các quy trình nghiệp vụ và biện pháp kiểm soát, duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia;
– Thường xuyên rà soát, hiệu chỉnh, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua quy trình, thủ tục hành chính (mà không phải bằng các thao tác tổng hợp, thống kê) bảo đảm tính kịp thời, chính xác, phản ánh đầy đủ thông tin biến động và yếu tố thời gian của dữ liệu;
– Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn dữ liệu, thực hiện lưu vết việc tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu; kiểm tra định kỳ việc thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo mật cơ sở dữ liệu quốc gia; tuân thủ các tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin và phù hợp với đặc điểm, tính chất và giá trị thông tin được lưu trữ;
– Có giải pháp đồng bộ về sao lưu, dự phòng, khắc phục sự cố, phục hồi dữ liệu, các giải pháp kỹ thuật khác về bảo đảm hiệu suất vận hành và sẵn sàng hệ thống ở mức độ cao;
– Tổ chức bộ máy và ban hành quy chế quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568