Quyết định 682/1996/BXD-CSXD quy định về việc ban hành quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG XÂY DỰNG
– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
– Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý đầu tư và Xây dựng;
– Xét nhu cầu về quản lý Quy hoạch và Xây dựng, theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách xây dựng,
Vụ trưởng Vụ Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch, Viện trưởng Viện Kiến trúc và Tiêu chuẩn hoá xây dựng, Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị – Nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chuẩn Xây dựng tập I (Phần Quy định chung và Quy hoạch xây dựng).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997 và áp dụng trong phạm vi cả nước.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UB nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG Ngô Xuân Lộc |
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY CHUẨN XÂY DỰNG
Điều 1.1 Phạm vi áp dụng của Quy chuẩn xây dựng
Quy chuẩn xây dựng (dưới đây được viết tắt là quy chuẩn hoặc QCXD ) là văn bản quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu, bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng, và các giải pháp, các tiêu chuẩn được sử dụng đã đạt các yêu cầu đó.
Ghi chú:
1. Những trường hợp hạn chế phạm vi áp dụng, nếu có, được quy định ở từng chương cụ thể.
2. Trong QCXD, những dòng chữ in đứng là những yêu cầu bắt buộc, những dòng chữ in nghiêng là phần hướng dẫn những giải pháp được chấp thuận (xem điều 1.4).
3. QCXD là cơ sở kỹ thuật cho việc lập, thiết kế và thẩm định, phê duyệt các dự án quy hoạch, đồ án thiết kế công trình xây dựng, kiểm tra quá trình xây dựng và nghiệm thu cho phép sử dụng công trình.
4. QCXD bao gồm các quy định liên quan đến kỹ thuật trong các hoạt động xây dựng, không bao gồm các quy định liên quan đến các thủ tục hành chính, quản lý về xây dựng, trật tự, vệ sinh công cộng.
Điều 1.2 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.2.1. Hoạt động xây dựng
Hoạt động xây dựng được hiểu là mọi hoạt động kỹ thuật liên quan đến xây lắp các công trình xây dựng, với 2 giai đoạn chính:
1) Quy hoạch xây dựng: gồm lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
2) Đầu tư, xây dựng công trình: gồm lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp (kể cả sửa chữa, cải tạo, phá dỡ) và bảo trì các công trình xây dựng.
1.2.2. Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam được hiểu là các tiêu chuẩn của Việt Nam, bao gồm:
1) Tiêu chuẩn Nhà nước, có mã hiệu là TCVN; và
2) Tiêu chuẩn Xây dựng, có mã hiệu là TCXD; và
3) Tiêu chuẩn Ngành, có mã hiệu là TCN.
Điều 1.3 Mục tiêu của Quy chuẩn xây dựng
Mục tiêu của QCXD là đảm bảo việc xây dựng mới, cải tạo các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các công trình xây dựng đạt hiệu quả về mọi mặt:
1. Bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho những người làm việc và sinh sống trong khu vực hoặc công trình được xây dựng, cải tạo.
2. Bảo vệ được lợi ích của toàn xã hội, bao gồm:
a) Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hoá; giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc;
b) Bảo vệ tài sản xã hội gồm công trình xây dựng và tài sản bên trong công trình;
c) Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và các tài nguyên khác.
Điều 1.4 Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn xây dựng.
Nhắm đảm bảo các mục tiêu đã nêu ở điều 1.3, mọi hoạt động xây dựng phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật nêu trong các chương dưới đây, bao gồm:
1. Các yêu cầu sử dụng đất, bảo vệ môi trường, sức khoẻ và bảo đảm an toàn, tiện nghi cho con người khi lập quy hoạch xây dựng;
2. Các yêu cầu tối thiểu về an toàn, vệ sinh và tiện nghi cho con người sử dụng khi thiết kế xây dựng công trình;
3. Các yêu cầu tối thiểu về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, cảnh quan khi thi công xây lắp công
Điều 1.5 Các giải pháp kỹ thuật được chấp thuận.
1.5.1 Yêu cầu đối với các giải pháp kỹ thuật.
1. Các giải pháp kỹ thuật áp dụng trong thiết kế quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình xây dựng chỉ được chấp thuận nếu chúng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, quy định trong quy chuẩn này.
2. Trường hợp xây dựng cải tạo, nếu hoàn cảnh thực tế không cho phép đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, phải có giải pháp phù hợp, đáp ứng các yêu cầu tới mức cao nhất có thể được.
1.5.2 Những giải pháp được chấp thuận là:
1. Những giải pháp được nêu trong QCXD:
a) Những giải pháp này dựa trên một số tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và được QCXD chấp thuận. Khi một tiêu chuẩn nào trong số này được thay thế thì tiêu chuẩn thay thế sẽ mặc nhiên được chấp thuận trong QCXD.
b) Khi có khác biệt giữa QCXD và tiêu chuẩn, phải tuân theo QCXD.
2. Hoặc những giải pháp không được nêu trong QCXD nhưng được cấp có thẩm quyền thẩm định là đạt yêu cầu của tiêu chuẩn.
Ghi chú:
Những giải pháp nêu ở 1.5.2.2 thường dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, được phép áp dụng theo quy định ở điều 1.6.
1.5.3. Các thiết kế điển hình của cấu kiện, chi tiết, bộ phận công trình do Bộ Xây dựng ban hành được coi là thuộc giải pháp kỹ thuật được chấp thuận, không phải thẩm định khi áp dụng vào thiết kế công trình.
Luật sư
Điều 1.6. áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài
Các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài có thể được áp dụng vào khảo sát, thiết kế, thi công các công trình xây dựng ở Việt Nam nếu những tiêu chuẩn này đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, quy định trong QCXD và được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Ghi chú:
1. Bộ Xây dựng (theo các Thông tư số 12/BXD-KHCN ngày 24-4-1995 và 78/BXD-KHCN ngày 17-7-1995) đã chấp thuận, cho phép áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO và của các nước Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp, úc, không thuộc các lĩnh vực dưới đây:
a) Số liệu: khí hậu xây dựng, địa chất thuỷ văn, b) Phòng chống: cháy nổ, gió bão, sột.
c) Vệ sinh môi trường
d) An toàn công trình dưới tác động của khí hậu địa phương.
e) An toàn lao động.
2) Khi áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài vào Việt Nam phải đảm bảo sự đồng bộ của tiêu chuẩn được áp dụng. Trong một số trường hợp, cần có những bổ sung cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam.
Chương II
SỐ LIỆU TỰ NHIÊN DÙNG TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Mục tiêu của chương này là đảm bảo cho việc lập các dự án quy hoạch xây dựng và thiết kế công trình phù hợp với các điều kiện tự nhiên của Việt Nam.
Điều 2.1 Số liệu tự nhiên của khu vực xây dựng
Các số liệu tự nhiên của khu vực xây dựng được sử dụng đó lập dự án quy hoạch và thiết kế công trình phải là các số liệu chính thức bao gồm:
1. Các số liệu nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;
2. Hoặc các số liệu do các cơ quan chức năng Nhà nước cung cấp, trong trường hợp chưa có tiêu chuần Việt Nam tương ứng.
Ghi chú:
1. Về số liệu tự nhiên, hiện có những tiêu chuẩn sau:
a) Tiêu chuẩn: “Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng – TCVN 4088-85”;
b) Tiêu chuẩn “Tải trọng và tác động – TCVN 2737-95”.
2. Các số liệu tự nhiên khác, được phép tham khảo “QCXD tập 3 – Phụ lục – Số liệu tự nhiên Việt Nam”.
Điều 2.2 Tài liệu khảo sát kỹ thuật địa điểm xây dựng.
Các tài liệu khảo sát kỹ thuật địa điểm xây dựng về địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thủy văn, nghiên cứu tác động môi trường phải do các tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân lập theo các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài đó được Bộ Xây dựng chấp nhận.
Ghi chú:
Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành liên quan đến khảo sát kỹ thuật địa điểm xây dựng được Bộ Xây dựng công bố hàng năm trong “Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng”.
Chương III
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.
Mục tiêu của chương này là đảm bảo các công trình được thiết kế phù hợp với các đặc điểm tự nhiên, con người, xã hội, kinh tế và kỹ thuật của Việt Nam.
Điều 3.1 Yêu cầu chung đối với các công trình xây dựng.
Các công trình xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu như quy định dưới đây về:
1. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc;
2. An toàn về kết cấu;
3. An toàn về phòng chống cháy, nổ;
4. Vệ sinh, tiện nghi và các an toàn khác cho người sử dụng công trình.
Điều 3.2 Quy hoạch và thiết kế kiến trúc.
3.2.1. Địa điểm xây dựng
Địa điểm xây dựng công trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với dự án quy hoạch được duyệt của khu vực; Trường hợp khu vực chưa có quy hoạch
được phê duyệt, địa điểm xây dựng công trình phải do cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chuẩn
2. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng (vì những lý do bảo vệ: môi trường, tài nguyên, cảnh quan, di tích, bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình quốc phòng), như quy định ở chương
3. Không làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan và không làm ô nhiễm môi trường quá giới hạn cho phép, quy định ở chương 4;
4. Bảo đảm các yêu cầu về phòng chống cháy, nổ, quy định ở điều 3.4.
5. Tiết kiệm đất, nhất là đất canh tác.
3.2.2 Thiết kế kiến trúc.
Thiết kế kiến trúc của công trình (quy hoạch tổng mặt bằng, tổ hợp hình khối không gian, trang trí nội ngoại thất, bố trí sân vườn) phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với các quy định về quản lý xây dựng của khu vực;
2. Phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt bất lợi của thiên nhiên; tận dụng thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
3. Hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo của nơi xây dựng, tận dụng các yêu tố mặt nước, cây xanh, đường xá sẵn có; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Điều 3.3 Bảo vệ tài nguyên, môi trường
Các công trình được xây dựng phải:
1. Không gây tác động xấu tới môi trường: đảm bảo các quy định kỹ thuật về bảo vệ môi trường, bảo vệ được cảnh quan.
2. Bảo vệ được các khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc.
3. Đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, không gây khó khăn, cản trở cho các bước khai thác tiếp theo.
4. Tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc tại nơi xây dựng công trình.