Quyết định 52/2015/QĐ-TTg quy định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
1. Quyết định này quy định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới (sau đây gọi tắt là hoạt động thương mại biên giới) gồm:
a) Hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân.
b) Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
c) Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.
d) Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới.
2. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế qua biên giới thực hiện theo quy định của
1. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại biên giới.
2. Các cơ quan, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới.
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bao gồm: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia).
2. Cửa khẩu, lối mở biên giới, khu vực cửa khẩu, hàng hóa của cư dân biên giới, thủ tục qua lại biên giới theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
3. Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
4. Hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân là hoạt động thương mại dưới các hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 27
Điều 4. Thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới
1. Hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.
2. Phương thức thanh toán:
a) Thanh toán qua ngân hàng.
b) Thanh toán không dùng tiền mặt: bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; thông qua tài khoản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam; thanh toán trực tiếp vào tài khoản của thương nhân tại ngân hàng khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới của Việt Nam.
c) Thanh toán bằng tiền mặt.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới.
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI CỦA THƯƠNG NHÂN
Điều 5. Thương nhân mua bán hàng hóa qua biên giới
1. Thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới. Căn cứ điều kiện hạ tầng kỹ thuật tại khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương lựa chọn thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện mua bán hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
2. Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam chỉ được thực hiện mua bán hàng hóa qua biên giới trong trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
Điều 6. Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân
1. Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân phải đáp ứng các quy định tại Nghị định số187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
2. Hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này được mua bán qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong các trường hợp cụ thể đảm bảo nguyên tắc khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu trong hoạt động thương mại biên giới. Bộ Công Thương hướng dẫn hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân trong từng thời kỳ sau khi trao đổi với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568