Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH: Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị thuộc B.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN, NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quyết định số 1260/QĐ-LĐTBXH ngày 22/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế Nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG Phạm Thị Hải Chuyền |
QUY CHẾ
NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN, NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-LĐTBXH ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động (sau đây gọi là Quy chế Nâng bậc lương) được ban hành nhằm mục đích:
1. Bảo đảm sự quản lý, điều hành thống nhất, chặt chẽ của Bộ trong thực hiện chế độ, chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức và người lao động.
2. Động viên công chức, viên chức và người lao động cống hiến và phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế Nâng bậc lương quy định về nguyên tắc; điều kiện, tiêu chuẩn; quy trình thực hiện và các nội dung liên quan đến nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu đối với công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ.
Đối với các chế độ chính sách nâng bậc lương khác không quy định trong Quy chế này, thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng
a) Công chức, viên chức trong các đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ quy định tại
b) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định.
Người lao động trong Quy chế là những người được nêu tại Điểm b và c Khoản này.
Điều 3. Nguyên tắc xét nâng bậc lương
1. Bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật.
2. Nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quý (03 tháng/1 lần) vào tháng đầu tiên của mỗi quý.
3. Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thực hiện mỗi năm một lần và kết thúc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
4. Nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu thực hiện khi công chức, viên chức, người lao động có thông báo nghỉ hưu và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Điều 4. Hội đồng lương
1. Thành lập Hội đồng lương
a) Hội đồng lương của Bộ có 07 thành viên do Bộ trưởng quyết định thành lập, gồm:
– Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Bộ;
– Phó Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
– Các ủy viên: | + Đại diện Đảng ủy cơ quan Bộ; + Đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ; + Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác tiền lương; + Chánh Văn phòng Bộ; |
– Thư ký Hội đồng lương: 01 công chức Vụ Tổ chức cán bộ được phân công trực tiếp làm công tác nâng bậc lương;
b) Hội đồng lương của đơn vị có 05 thành viên do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập, gồm:
– Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo đơn vị;
– Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo bộ phận Tổ chức cán bộ;
– Các ủy viên: | + Đại diện cấp ủy; + Đại diện Ban chấp hành Công đoàn; |
– Thư ký Hội đồng: là công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ được phân công phụ trách công tác tiền lương.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ, Phó chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng được thay thế bằng đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn (đối với đơn vị có phòng, ban) hoặc công chức có kinh nghiệm chuyên môn, thâm niên công tác lâu năm (đối với đơn vị không có phòng, ban).
Đối với các Vụ và các đơn vị thuộc Bộ chưa được giao thực hiện công tác tổ chức cán bộ không thành lập Hội đồng lương. Thủ trưởng đơn vị trao đối với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn để trình Bộ xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu.
c) Thành viên Hội đồng lương phải được ghi tên và chức danh cụ thể trong quyết định thành lập Hội đồng lương. Trường hợp có sự thay đổi về thành viên Hội đồng lương, Thủ trưởng đơn vị ký quyết định thay thế.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng lương
a) Tổng hợp danh sách đề nghị nâng bậc lương;
b) Kiểm tra, đối chiếu điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương;
c) Lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Thủ trưởng đơn vị quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.
Chương 2.
NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN
Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh
a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
a) Đối với công chức:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
b) Đối với viên chức và người lao động:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Điều 6. Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
3. Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
4. Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Điều 7. Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
2. Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
3. Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điều này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Điều 8. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Trong thời gian giữ bậc lương hiện tại, nếu công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau: