Quyết định 1437/2001/QĐ-NHNN về mua, chuyển mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định 15/1993/NĐ-CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của Người cư trú là công dân Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002. Các quy định tại Mục I Chương IV Phần thứ ba, Mục I Chương V Phần thứ tư Thông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/4/1999 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và khoản 1 Điều 1 Quyết định 19/2001/QĐ-NHNN ngày 12/01/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện một số công việc về quản lý ngoại hối tại các tỉnh, thành phố phía Nam hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng được phép chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Dương Thu Hương (Đã ký) |
QUY ĐỊNH
VỀ MUA, CHUYỂN, MANG NGOẠI TỆ RA NƯỚC NGOÀI CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này điều chỉnh việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của Người cư trú là công dân Việt Nam (sau đây gọi là Công dân Việt Nam) để sử dụng vào các mục đích sau đây :
1. Chi phí cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc cho thân nhân;
2. Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
3. Trả các loại phí cho nước ngoài;
4. Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
5. Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
6. Đi định cư ở nước ngoài.
Điều 2. Giải thích từ ngữ:
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngoại tệ: là tiền của nước ngoài. Trong văn bản này, các mức ngoại tệ được mua, chuyển, mang được quy định bằng đô la Mỹ. Trường hợp Công dân Việt Nam có nhu cầu chuyển, mang các loại ngoại tệ khác thì được quy ra đô la Mỹ có giá trị tương đương.
2. Mua ngoại tệ: là việc Công dân Việt Nam dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ tại Ngân hàng được phép cho các mục đích quy định tại Điều 1 trên cơ sở xuất trình các giấy tờ theo quy định tại Quy định này.
3. Chuyển ngoại tệ: là việc Công dân Việt Nam chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua Ngân hàng được phép.
4. Mang ngoại tệ: là việc Công dân Việt Nam mang ngoại tệ tiền mặt (bao gồm: tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch và các công cụ thanh toán tương tự khác) ra nước ngoài khi xuất cảnh.
5. Mức phải khai báo Hải quan: là mức ngoại tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ áp dụng cho việc mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất nhập cảnh. Cá nhân mang vượt mức quy định này phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
6. Giấy phép chuyển ngoại tệ: là giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho Công dân Việt Nam chuyển ngoại tệ từ mức phải khai báo Hải quan trở lên. Giấy phép này sử dụng để mua, chuyển ngoại tệ tại Ngân hàng được phép (Mẫu giấy phép quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III).
7. Giấy phép mang ngoại tệ: là giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho Công dân Việt Nam mang ngoại tệ từ mức phải khai báo Hải quan trở lên đối với toàn bộ số ngoại tệ mang theo khi xuất cảnh. Giấy phép này sử dụng để mua ngoại tệ tiền mặt tại Ngân hàng được phép, xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi mang ngoại tệ qua cửa khẩu (Mẫu giấy phép quy định tại Phụ lục IV).
8. Thân nhân: là những người có quan hệ: bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột với Công dân Việt Nam xin chuyển, mang ngoại tệ.
9. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân: là một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh, bản sao Sổ hộ khẩu, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương chứng minh quan hệ thân nhân. Trường hợp là bố mẹ nuôi, con nuôi phải có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
10. Giấy thông báo chi phí: là một trong các loại giấy tờ sau: văn bản, chứng từ, hoá đơn của phía nước ngoài thông báo về chi phí có liên quan đến học tập, khám chữa bệnh và các loại chi phí khác dưới các hình thức là bản chính hoặc bản sao hoặc bản fax. Giấy thông báo phải được dịch ra tiếng Việt. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng có thể yêu cầu Công dân Việt Nam xuất trình bản chính.
11. Lệnh chuyển tiền định kỳ: là văn bản của Công dân Việt Nam yêu cầu Ngân hàng được phép chuyển một số ngoại tệ nhất định trên tài khoản của mình sang một tài khoản khác ở nước ngoài vào thời điểm nhất định trong năm. Khi chuyển ngoại tệ cho người thừa kế hoặc cho mục đích định cư ở nước ngoài, Công dân Việt Nam chỉ phải nộp hồ sơ xin phép chuyển ngoại tệ một lần đối với toàn bộ số ngoại tệ xin chuyển. Những lần chuyển tiếp theo thì thực hiện theo Lệnh chuyển tiền định kỳ đã được thoả thuận giữa Công dân Việt Nam và Ngân hàng được phép mà không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Nguồn ngoại tệ chuyển, mang ra nước ngoài:
Công dân Việt Nam được Ngân hàng theo thẩm quyền quy định tại Điều 12 Quy định này cho phép chuyển, mang ngoại tệ cho các mục đích nêu tại Điều 1 Quy định này được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ gửi tiết kiệm, ngoại tệ tự cất giữ, ngoại tệ mua của Ngân hàng được phép để chuyển, mang ra nước ngoài.
Điều 4. Quyền mua, chuyển, mang ngoại tệ:
1. Dưới mức phải khai báo Hải quan: Công dân Việt Nam có nhu cầu sử dụng ngoại tệ vào các mục đích nêu tại Điều 1 Quy định này được liên hệ với Ngân hàng được phép và xuất trình các giấy tờ có liên quan để:
a. Chuyển ngoại tệ từ các nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ gửi tiết kiệm, ngoại tệ tự cất giữ;
b. Mua ngoại tệ của Ngân hàng được phép và chuyển ngoại tệ;
c. Mua ngoại tệ tiền mặt để mang ra nước ngoài.
2. Từ mức phải khai báo Hải quan trở lên: Công dân Việt Nam có nhu cầu sử dụng ngoại tệ vào các mục đích nêu tại Điều 1 Quy định này phải liên hệ với Ngân hàng Nhà nước theo thẩm quyền quy định tại Điều 12 Quy định này để xin chuyển, mang ngoại tệ. Trên cơ sở Giấy phép chuyển, mang ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước cấp, Công dân Việt Nam được:
a. Trường hợp được cấp Giấy phép chuyển ngoại tệ: Công dân Việt Nam được liên hệ với Ngân hàng được phép để:
– Chuyển ngoại tệ từ các nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ gửi tiết kiệm, ngoại tệ tự cất giữ;
– Mua và chuyển ngoại tệ.
b. Trường hợp được cấp Giấy phép mang ngoại tệ: Công dân Việt Nam được:
– Mang ngoại tệ tiền mặt từ các nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ gửi tiết kiệm, ngoại tệ tự cất giữ;
– Liên hệ với Ngân hàng được phép để mua ngoại tệ tiền mặt để mang ra nước ngoài.
3. Căn cứ vào nguồn ngoại tệ hiện có của mình, Ngân hàng được phép xem xét và được quyền quyết định mức độ đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của công dân Việt Nam để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích được phép quy định tại Điều 1 Quy định này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568