Quyền xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm hình sự? Nội dung xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm hình sự?
Quá trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau và các giai đoạn đều có một vị trí, vai trò nhất định trong việc tìm ra sự thật của vụ án. Tất cả các hoạt động khởi tố, điều tra nhằm phục vụ cho việc xét xử của
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quyền xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm hình sự?
Quyền xét hỏi hay chủ thể có quyền xét hỏi tại phiên tòa về cơ bản đó là chủ thể xét xử, chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và gỡ tội. Để thực hiện chức năng tố tụng của mình, các chủ thể này có quyền xét hỏi để làm rõ những tình tiết của vụ án. Trên cơ sở kết quả của việc xét hỏi, các bên trong vụ án bảo vệ quan điểm của mình trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và cũng trên cơ sở những chứng cứ được thu qua việc xét hỏi tại phiên tòa,
Tuy nhiên, tùy theo quy định của từng nước, ở từng thời kỳ khác nhau mà phạm vi chủ thể có quyền xét hỏi có thể rộng hẹp khác nhau. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành, cụ thể là tại Khoản 2 Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự: “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.“.
Như vậy, chủ thể có quyền xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm đó là Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người định giá.
Khi xét hỏi từng người thì chủ tọa phiên tòa luôn là người hỏi trước rồi mới đến các Hội thẩm, sau đó đến kiểm sát viên và những người khác được Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Trong những năm qua Hội đồng xét xử luôn là người đảm trách chính hoạt động xét hỏi, kiểm sát viên và người bào chữa chi ở vai trò xét hỏi phụ, như vậy là có sự bất cập vì nó đã đặt gánh nặng trách nhiệm chứng minh bị cáo có tội hay không lên vai Hội đồng xét xử đặc biệt là chủ toa phiên tòa nhất là trong vụ án phức tạp, nhiều bị cáo.
Với vai trò của xét hỏi chính của Hội đồng xét xử thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi được trường hợp chủ thế này áp đặt chính kiến tại phiên tòa và có thiên hướng buộc tội. Tuy nhiên cũng không nên để Hội đồng xét xử làm vai trò “trọng tài” đứng giữa các bên để dưa ra phán quyết như mô hình tranh tụng một số nước vì như vậy sẽ làm cho Hội đồng xét xử không chủ động được trong việc “đi tìm” sự thật của vụ án.
Ở thú tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, Hội đồng xét xử phải trực tiếp tiến hành kiểm tra tất cả các tài liệu chứng cứ có trong vụ án, không bỏ lọt tất cả các tài liệu chứng cứ, tình tiết nào của vụ án. Hội đồng xét xử không được coi nhẹ việc hỏi bị cáo cũng như không được quá tin vào những lời khai của bị cáo ở trong hổ sơ vụ án để định tội. Hội đồng xét xử phải khách quan, công minh và coi trọng quyền bào chữa của bị cáo, không được bức cung, mớm cung, hay có những cử chỉ, lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bị cáo. Chủ tọa phiên tòa và các thành viên của Hội đồng xét xử không nên có những câu nói răn đe hay khuyên bị cáo thành khẩn thì được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước để tránh tạo áp lực cho bị cáo.
Để vừa thế hiện đúng quy định của pháp luật vừa bảo đảm tính tranh tụng tại phiên toà, chủ tọa phiên toà phải hỏi trước, nhưng chỉ nên đặt câu hỏi có tính chất nêu vấn đề, còn lại những câu hỏi có tính chất buộc tội hoặc gỡ tội, nên dành cho kiểm sát viên và người bào chữa.” kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, khi xét hỏi cần nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của bị cáo, không được đặt ra những câu hỏi khó hiểu, hoặc có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, hoặc vừa hỏi vừa giải thích làm cho bị cáo khó trả lời, hoặc đưa ra các câu hỏi có tính chất ép cung, mớm cung ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.
Người bào chữa cho bị cáo khi tham gia xét hỏi phải tập trung theo dõi và nắm chắc các câu hỏi của Hội đồng xét xử và kiểm sát viên đã hỏi, lắng nghe câu trả lời của bị cáo để có được những tình tiết có lợi cho bị cáo, biết những tình tiết mẫu thuẫn thực tế khách quan hoặc các chứng cứ khác của vụ án. Đến lượt mình được hỏi, người bào chữa phải đặt những câu hỏi trọng tâm, đi thăng vào vấn đề cần được làm sáng tỏ sự thật khách quan của vu án.
Xét hỏi là một thủ tục bắt buộc cần phải tuân thủ trong phiên tòa hình sự sơ thẩm và điều đó có nghĩa là những người có liên quan cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định đó. Do đối tượng xét hỏi là những người có tư cách tố tụng đặc điểm về thể chất, tinh thần và tâm lý của họ khác nhau, thậm chí tâm lý, thái độ khai báo của từng người còn có thể thay đổi trong quá trình tố tụng, vì vậy đòi hỏi chủ thể xét hỏi phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng để đảm bảo xét hỏi có hiệu quả.
2. Nội dung xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm hình sự?
Do chức năng và tư cách tham gia tố tụng tại phiên tòa của các chủ thể này khác nhau nên phạm vi, nội dung xét hỏi cũng có sự khác nhau.
– Khi nhắc đến nội dung xét hỏi, vai trò của thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) được đề cao, theo đó, trên cơ sở nghiên cứu hổ sơ vụ án, thẩm phán được phân công làm chủ toa phiên tòa cần lập kế hoạch xét hỏi trong đó nêu rõ những vấn đề cần làm sáng tỏ bao gồm các tình tiết định tội; các tình tiết định khung hình phạt; các tình tiết có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt như tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các đặc điểm về nhân thân của bị cáo; các tình tiết liên quan đến việc giải quyết vấn đề dân sự, xử lí vật chứng, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Trên cơ sở những vấn đề cơ bản đó, tùy từng vụ án cụ thể, thẩm phán cần xác định được một cách chính xác những điểm mấu chốt cần làm rõ tại phiên tòa sơ thầm. Từ nội dung các vấn để cần xét hỏi, thầm phán xác định thứ tự xét hỏi đối với từng vấn đề một. Cách thức xét hỏi theo vấn đề như vậy sẽ giúp quá trình xét hỏi được mạch lạc, ro ràng, tránh sự trùng lặp, hỏi đi hỏi lại về cùng một vấn đề.
– Khoản 2, Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án.” . Như vậy, nội dung xét hỏi của kiểm sát viên tại phiên tòa là toàn bộ những tình tiết liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo và những tình tiết liên quan đến việc giải quyết các nội dung khác của vụ án hình sự. Việc quy định viên kiểm sát phải làm rõ các tình tiết liên quan đến cả việc buộc tội và gỡ tội cho bị cáo tại phiên tòa là hoàn toàn phù hợp vì nó thể hiện bản chất tố tụng hình sự của nước ta là tố tụng thẩm vấn và nguyên tắc xác định sự thật là nguyên tắc tối thượng.
Bởi vì, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, người phạm tội và không làm oan người không có tội. Sự thật vụ án được xác định thông qua việc hỏi bị cáo; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người làm chứng; người giám định; xem xét vật chứng; xem xét tại chỗ.
– So với hội đồng xét xử và kiểm sát viên thì các chủ thể khác có phạm vi, nội dung xét hỏi hẹp hơn, theo đó, người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa (gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo); người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự; người giám định hỏi những vấn đề liên quan đến việc giám định.