Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở? Phân tích các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?
Pháp luật lao động hiện hành đã có các quy định trú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động rất nhiều. Trong quy định của
Vậy nội dung của quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tại quy định này ra sao? trọng nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung này như sau:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Trước khi đi vào tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về khái niệm tổ chức đại diện người lao động được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 có quy định về khái niệm tổ chức đại diện người lao động là: “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.
Từ quy định trên có thể thấy rằng việc ra đời của tổ chức này đã góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người lao động rất lớn. Chính vì vậy, nên đã có các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thuận tiện cho việc hoạt động trong các trường hợp cụ thể theo như quy định tại Điều 178
Điều 178. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động
1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.
2. Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.
3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.
4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.
5. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này.
6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.
7. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở quy định tại Điều 178 Bộ luật này đã có quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động. Đối với nội dung của quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở sẽ được tác giả phân tích chi tiết hơn ở phần dưới đây:
2. Phân tích các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Trên cơ sở quy định tại Điều 178 Bộ luật lao động năm 2019 đã được nêu ở trên thì đã quy định tám nhóm quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động và được hiểu với nội dung như sau:
Thứ nhất, theo như quy định tại Khoản 1 Điều này thì có quy định về việc thương lượng tập thể với người sử dụng lao động. Tổ chức đại diện người lao động là một trong những chủ thể duy nhất cùng người sử dụng lao động và người lao động tham gia tổ chức thương lượng tập thể. Do đó, xuyên suốt quá trình thương lượng tập thể với người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện nhiệm vụ của mình theo như quy định đó là đại diện cho người lao động thực hiện đàm phán, thảo luận với người sử dụng lao động nhằm đạt được các quyền lợi cho người lao động.
Thứ hai, theo như quy định tại Khoản 2 Điều này thì có quy định đối thoại tại nơi làm việc. Đối với việc quy định tại khoản này nó tương tự với thương lượng tập thể được nêu ra ở khoản 1 Điều này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cũng là một trong các chủ thể tham gia đối thoại tại nơi làm việc.Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là một trong các bên có quyền yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, tham gia chia sẻ thông tin, thảo luận, trao đổi ý kiến với các bên trong quan hệ lao động, đại diện cho ý chí tập thể của người lao động thể hiện các quan điểm về các vấn đề được nêu trong nội dung của đối thoại tại nơi làm việc.
Thứ ba, theo như quy định tại Khoản 3 Điều này thì có quy định về việc mà Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là chủ thể phù hợp nhất để thực hiện khảo sát, tham khảo ý kiến của người lao động do tổ chức này có các thành viên là người lao động và cũng đại diện cho người lao động thực hiện một số quyền với người sử dụng lao động.
Do đó, theo như quy định này thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được quyền thực hiện lấy ý kiến tham khảo của người lao động về xây dựng thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động mà người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành các quy định liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh việc lấy ý kiến thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo như quy định của pháp luật này thì sẽ thực hiện tham gia giám sát việc thực hiện các hoạt động này của người sử dụng lao động.
Thứ tư, theo như quy định tại Khoản 4 Điều này thì có quy định đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền. Bởi vì, theo như quy định về người có quyền thành lập nên tổ chức đại diện người lao động là người lao động. Cũng vì thế mà người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vốn đã là một hình thức “ủy quyền” cho tổ chức này thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản của người lao động.
Thứ năm, theo như quy định tại Khoản 5 Điều này thì có quy định về việc tổ chức và lãnh đạo đình công. Do đó, khái niệm và nội dung của đình công được nhắc đến trong nội dung này là hoạt động ngừng việc tạm thời của người lao động nhằm đạt được các yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, nhưng phải có tổ chức thì mới coi là hợp pháp. Tổ chức có quyền thương lượng tập thể là có đầy đủ số thành viên theo quy định của pháp luật để tham gia thương lượng tập thể, nếu tại cơ sở có nhiều tổ chức đại diện người lao động thì tổ chức nào nhiều thành viên nhất có quyền tham gia thương lượng tập thể.
Thứ sáu, theo như quy định tại Khoản 6 Điều này thì có quy định việc mà Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được tiếp nhận hỗ trợ để tìm hiểu pháp luật về lao động, trình tự thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động nhằm nâng cao trình độ ban lãnh đạo về lĩnh vực lao động, đảm bảo đội ngũ này thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp nhất, bảo vệ quyền lợi của người lao động tham gia vào tổ chức.
Thứ bảy, theo như quy định tại Khoản 7 Điều này thì có quy định đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoạt động gắn liền với nơi làm việc của người lao động và sự tồn tại của người sử dụng lao động. Đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động tương đương với quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Cuối cùng, các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật của tổ chức đại diện người lao động như thực hiện góp ý cho người sử dụng lao động, tham dự các buổi họp xử lý kỷ luật,… Được quy định chi tiết trong Bộ luật lao động năm 2019
Như vậy, có thể thấy rằng, sự ra đời của Bộ luật lao động năm 2019 đã kế thừa và phát triển các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của Bộ luật trước đó trong việc quy định chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, đảm bảo người lao động và tổ chức đại diện người lao động hoạt động một cách tự do cũng như trách nhiệm tốt nhất mà pháp luật quy định để thực hiện việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong quan hệ lao động mà đối tượng này tham gia.