Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thương nhân kinh doanh xăng dầu:
- 2 2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu:
- 2.1 2.1. Đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu:
- 2.2 2.2. Đối với thương nhân sản xuất xăng dầu:
- 2.3 2.3. Đối với thương nhân phân phối xăng dầu:
- 2.4 2.4. Đối với thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:
- 2.5 2.5. Đối với thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu:
- 2.6 2.6. Đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu:
- 2.7 2.7. Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu:
1. Thương nhân kinh doanh xăng dầu:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;
– Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu;
– Thương nhân phân phối xăng dầu;
– Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
– Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
– Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu:
2.1. Đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu:
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn bộ hệ thống phân phối xăng dầu của mình. Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 9
– Được Bộ Công Thương phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm;
– Được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyên liệu để pha chế xăng dầu, phải thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân;
– Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác;
– Được phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp và thông qua hệ thống thương nhân là tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thông qua thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
– Được quyền thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu bay theo quy định pháp luật;
– Phải bảo đảm nguồn cung xăng dầu không thấp hơn mức tổng nguồn tối thiểu được Bộ Công Thương phân giao; đồng thời bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu chủng loại và mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu quy định;
– Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu theo quy định;
– Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình (trừ trường hợp bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu);
– Được giao xăng dầu bằng hình thức đại lý quy định tại
– Được bán xăng dầu cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định tại;
– Được kinh doanh xăng dầu bằng phương thức nhượng quyền thương mại cho thương nhân đủ điều kiện làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định;
– Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đăng ký hệ thống phân phối của mình theo quy định của Bộ Công Thương;
– Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường;
– Chịu trách nhiệm giám sát, quản lý về đo lường, chất lượng xăng dầu trong quá trình vận chuyển từ nơi xuất đến nơi nhận.
– Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng và hoạt động kinh doanh xăng dầu của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình, và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền để quản lý.
– Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật;
– Phải thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối của mình. Việc sử dụng biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải phù hợp với
– Chỉ được chuyển tải, sang mạn xăng dầu tại các vị trí do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định;
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
– Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng;
– Được ủy quyền cho Công ty con trực thuộc thực hiện một số thẩm quyền kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương;
– Thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Đối với thương nhân sản xuất xăng dầu:
Theo quy định tại Điều 11
– Được mua nguyên liệu trong nước, trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm xăng dầu hoặc ủy thác cho thương nhân có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện. (Việc nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm xăng dầu phải theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm xăng dầu của thương nhân);
– Được nhận gia công trong nước và gia công xuất khẩu xăng dầu;
– Được tiêu thụ tại thị trường trong nước xăng dầu do thương nhân sản xuất thông qua hệ thống phân phối của mình; được bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối khác; được bán các loại xăng dầu đặc chủng (loại xăng dầu không được phép lưu thông trên thị trường) cho các đơn vị chức năng để phục vụ mục tiêu an ninh, quốc phòng theo danh sách của Thủ tướng Chính phủ;
– Sản xuất xăng dầu theo kế hoạch đăng ký được Bộ Công Thương xác nhận hàng năm; duy trì mức dự trữ xăng dầu và nguyên liệu cho sản xuất tối thiểu phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt và kế hoạch sản xuất đã đăng ký với Bộ Công Thương;
– Việc sản xuất xăng dầu đưa vào lưu thông phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng;
– Xây dựng, áp dụng, duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm;
– Tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu trong nước, phải tuân thủ các quy định pháp luật.
2.3. Đối với thương nhân phân phối xăng dầu:
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 83/2014/NĐ-CP và khoản 12 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối xăng dầu bao gồm:
– Được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu khác theo Hợp đồng mua bán xăng dầu;
– Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên giao đại lý cho đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý cho các đại lý đó;
– Được kinh doanh xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định của pháp luật.
– Áp dụng thống nhất giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống phân phối của mình;
– Được bán lẻ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc thương nhân, nhượng quyền thương mại cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, bán xăng dầu cho các đơn vị trực tiếp sử dụng xăng dầu phục vụ sản xuất, chỉ được giao xăng dầu bằng hình thức đại lý quy định tại Luật Thương mại cho thương nhân làm đại lý theo quy định;
– Trường hợp đã ký hợp đồng mua bán xăng dầu với thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối; làm đại lý cho tổng đại lý;
– Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định; ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính;
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh;
– Phải quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và tổ chức kiểm tra, giám sát các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình;
– Kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình. Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của các thương nhân này trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện hành của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hành trình của phương tiện vận tải xăng dầu từ nơi giao hoặc nhận đến nơi nhận hoặc giao xăng dầu;
– Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó;
– Phải đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương là cơ quan xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối;
– Phải xây dựng, áp dụng, duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng; hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm, trừ trường hợp thuê dịch vụ thử nghiệm;
– Việc phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống phải được thực hiện theo lộ trình và áp dụng tỷ lệ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2.4. Đối với thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu được quy định tại Điều 18 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu:
– Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên đại lý cho một thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý;
– Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên giao đại lý cho đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý cho các đại lý đó;
– Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định;
– Chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một (01) thương nhân đầu mối. Nếu thương nhân đầu mối đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý cho một (01) thương nhân đầu mối khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học;
– Thương nhân đã ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý khác hoặc thương nhân đầu mối khác.
– Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định;
– Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là đại lý trong các khâu kinh doanh xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính;
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh;
– Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối, phải thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ;
– Kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý trong hệ thống phân phối của mình. Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của đại lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện hành của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hành trình của phương tiện vận tải xăng dầu từ nơi giao hoặc nhận đến nơi nhận hoặc giao xăng dầu;
– Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó;
– Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối;
– Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương;
– Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
2.5. Đối với thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu:
Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu được pháp luật quy định như sau:
– Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định;
– Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và được hưởng thù lao đại lý;
– Chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một (01) tổng đại lý hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một (01) thương nhân đầu mối;
– Thương nhân đã ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối khác;
– Đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó;
– Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định;
– Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là đại lý theo quy định của Bộ Tài chính;
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh;
– Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, nếu sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, phải thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ;
– Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó;
– Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối;
– Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên giao đại lý là tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng.
2.6. Đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu được quy định tại Điều 23 Nghị định 83/2014/NĐ-CP bao gồm:
– Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định;
– Chỉ được ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu cho một (01) thương nhân đầu mối hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu để bán xăng dầu qua cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu, đồng sở hữu. Trường hợp thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, thương nhân nhận quyền được ký thêm hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu cho một (01) thương nhân đầu mối hoặc một (01) thương nhân phân phối xăng dầu khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học;
– Thương nhân đã ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối;
– Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu;
– Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định;
– Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ phù hợp với hình thức kinh doanh là bên nhận quyền theo quy định của Bộ Tài chính;
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh;
– Ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, phải sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân nhượng quyền, thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật;
– Phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với Sở Công Thương địa phương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó;
– Phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công Thương địa phương nơi thương nhân có hệ thống phân phối;
– Phải gửi thông tin hệ thống phân phối của mình cho bên nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Phải xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng xăng dầu.
2.7. Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu:
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 83/2014/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu bao gồm:
– Kiểm soát cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình;
– Trường hợp ngừng bán, kinh doanh xăng dầu phải thông báo bằng văn bản về thời gian ngừng bán hàng và nêu rõ lý do gửi Sở Công Thương nơi đã cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu; Chỉ ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng);
– Chỉ được treo biển hiệu của thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, tại khu vực bán hàng (biển hiệu phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định); Ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng, thuận tiện cho quan sát của người mua hàng;
– Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định;
– Khi ngừng lấy hàng của thương nhân cung cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong vòng 30 ngày, trước khi ngừng lấy hàng phải báo cáo và đề nghị Sở Công Thương điều chỉnh Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định 83/2014/NĐ-CP ban hành ngày 03 tháng 09 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu;
– Thông tư 17/2021/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư