Người tố giác và báo tin về tội phạm có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp những nguồn thông tin cần thiết để đấu tranh phòng chống tội phạm. Dưới đây là quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin tội phạm:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về hoạt động tố giác, báo tin tội phạm. Căn cứ theo quy định tại Điều 144 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về việc tố giác và báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cụ thể như sau:
– Tố giác về tội phạm là khái niệm để chỉ hoạt động cá nhân phát hiện và tố cáo đối với hành vi nhận thấy có dấu hiệu phạm tội tại cơ quan có thẩm quyền;
– Tin báo về tội phạm là khái niệm để chỉ những thông tin liên quan đến vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thông báo với chủ thể có thẩm quyền hoặc thông báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố là khái niệm để chỉ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra kiến nghị, kiến nghị khởi tố được lập thành văn bản, kèm theo các giấy tờ và tài liệu chứng cứ có liên quan, gửi đến cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành hoạt động xử lý, xem xét vụ việc có dấu hiệu tội phạm đó theo quy định của pháp luật;
– Tố giác báo tin báo về tội phạm có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản;
– Người nào có hành vi cố tình thực hiện thủ tục tố giác hoặc báo tin về tội phạm sai sự thật khi biết rõ thông tin đó là giả mạo, thì đi vào tính chất và mức độ vi phạm, hậu quả xảy ra trên thực tế mà người đó có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng.
Về quyền và nghĩa vụ của những người tố giác, báo tin tội phạm, căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định cụ thể. Cụ thể như sau:
– Các cá nhân đã tố giác và báo tin về tội phạm sẽ có các quyền cơ bản sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ bí mật về quá trình tố giác và báo tin liên quan tới tội phạm, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín và tài sản, cùng với các quyền lợi hợp pháp khác của mình và những người thân thích của họ, để tránh các đối tượng bị tố giác đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Có quyền được thông báo về kết quả giải quyết tố giác, tin báo liên quan tới tội phạm mà họ đã tố giác tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Có quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm khi nhận thấy quyết định hoặc hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền trái quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp tới quyền lợi của mình.
– Đồng thời, bên cạnh những quyền lợi nêu trên, người tố giác và báo tin về tội phạm cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ, đó là cần phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày đúng và trung thực tất cả những tình tiết và thông tin mà mình biết được liên quan đến sự việc đó.
Như vậy có thể nói, người tố giác và báo tin về tội phạm sẽ có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản nêu trên.
2. Người tố giác, báo tin tội phạm có thuộc đối tượng được bảo vệ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 484 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về người được bảo vệ. Cụ thể như sau:
– Những người được bảo vệ sẽ bao gồm các đối tượng sau đây:
+ Người tố giác tội phạm;
+ Bị hại;
+ Người làm chứng;
+ Những người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng tại cơ quan có thẩm quyền và những người thân thích của bị hại.
– Người được bảo vệ sẽ có quyền lợi như sau:
+ Có quyền đề nghị được bảo vệ theo quy định của pháp luật, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ khỏi các đối tượng;
+ Có quyền được thông báo về quyền và nghĩa vụ, giải thích về quyền và nghĩa vụ khi họ không hiểu;
+ Có quyền được biết về việc áp dụng các biện pháp bảo vệ sao cho phù hợp, có quyền đề nghị bổ sung, hủy bỏ hoặc thay đổi các biện pháp bảo vệ khi nhận thấy cần thiết;
+ Có quyền được bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế, khôi phục danh dự và nhân phẩm khi danh dự bị xâm phạm, bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác trong thời gian được bảo vệ.
– Người được bảo vệ sẽ có các nghĩa vụ cơ bản như sau:
+ Cần phải chấp hành nghiêm chỉnh đầy đủ các yêu cầu và mệnh lệnh của cơ quan bảo vệ liên quan đến quá trình bảo vệ;
+ Giữ bí mật thông tin bảo vệ;
+ Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ khi gặp những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.
Theo đó thì có thể nói, người tố giác tội phạm và người báo tin về tội phạm là một trong những đối tượng được bảo vệ theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm. Cụ thể như sau:
– Trong phạm vi trách nhiệm của mình phải cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải đề ra các biện pháp phòng chống tội phạm phù hợp, phối hợp thực hiện với cơ quan có thẩm quyền khác để đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn. Thủ trưởng cơ quan nhà nước sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ về việc không thông báo khi tội phạm xảy ra, hoặc cung cấp các thông tin sai sự thật liên quan đến hành vi phạm tội xảy ra trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của mình cho cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Cơ quan nhà nước sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra và giám sát quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với các chủ thể đã được giao, cần phải phát hiện kịp thời đối với hành vi vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, và cần phải thông báo ngay cho cơ quan điều tra cùng với viện kiểm sát đối với hành vi phạm tội trong phạm vi lĩnh vực quản lý của mình, kiến nghị và gửi các loại giấy tờ tài liệu chứng cứ có liên quan cho cơ quan điều tra và viện kiểm sát để có thể xem xét và ra quyết định khởi tố trong trường hợp thấy cần thiết đối với những người thực hiện hành vi phạm tội;
– Tổ chức và cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, báo tin về tội phạm, tố giác về tội phạm tại cơ quan có thẩm quyền, đồng thời có thể tham gia vào quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ phải có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội tham gia vào quá trình phòng chống đấu tranh tội phạm;
– Cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;
– Các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, bộ ban ngành có liên quan, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác trong quá trình phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi phạm tội. Khi phát hiện ra các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm thì cần phải ngay lập tức chuyển đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu, bằng chứng chứng cứ, đồ vật có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan điều tra và viện kiểm sát để xem xét, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự kịp thời.,
– Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, gây nhiều sách trong quá trình hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.