Khi nào bị tạm giam, tạm giữ? Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam?
Tạm giam tạm giữ là các biện pháp ngăn chặn được quy định tại
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khi nào bị tạm giam, tạm giữ?
Căn cứ theo quy định tại điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được sử dụng để bắt giữ người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc theo quyết định truy nã. Bên cạnh đó thi pháp luật quy định về thời gian tạm giữ không quá 03 ngày. Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn nhưng không quá 03 ngày. Đặc biệt, trong một số tình huống đặc thù, người ra quyết định có thể gia hạn lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Tạm giam được quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo quy định đó, tạm giam được áp dụng với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó cơ quan có thẩm quyền còn có thể áp dụng biện pháp tạm giam trong các trường hợp sau đây:
– Đối với tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù trên 02 năm khi:
+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vẫn vi phạm
+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
+ Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;
+ Đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
– Đối với tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù đến 02 năm nếu tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Như vậy nếu thuộc các trường hợp trên thì theo quy định đối tượng đó sẽ bị tạm giam tạm giữ theo quy định của Luật. Theo quy định thì một người chỉ bị coi là có tội khi phải được chứng minh là có tội theo trình tự luật định và phải có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật. Bản án sơ thẩm của tòa án không phải có hiệu lực ngay sau khi được tuyên mà chỉ khi bản án sơ thẩm đó không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án đó sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Theo đó nên trong các trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam trừ trường hợp người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án chưa bị coi là có tội mà mới chỉ nghi phạm tội. Do họ chưa phải là người có tội nên các biện pháp áp dụng với họ chỉ mang tính tạm giữ, tạm giam. như vậy nên trong các trương hợp nếu không chứng minh được người bị tạm giữ, tạm giam có tội thì cơ quan tố tụng có thẩm quyền phải trả tự do cho họ. Nếu suy cho cùng thì người bị tạm giữ, tạm giam vẫn là công dân bình thường, chỉ khác công dân bên ngoài ở chỗ họ bị cưỡng chế tạm trú trong một nơi có sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước nên việc tạm giữ tạm giam cũng nên lưu ý về quyền công dân của họ để tránh xâm phạm bất hợp pháp về quyền và lợi ích của họ.
2. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Căn cứ theo quy định tại điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam Luật thi hành tạm giam tạm giữ 2015 quy định cụ thể:
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
g) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
i) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của
k) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Dựa trên quy định trên chúng ta có thể thấy có một số điểm mới về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam như tại quy định cũ “Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có Lệnh tạm giữ”, trong khi thực tế người bị tạm giữ còn bị bắt trong các trường hợp khác như: Truy nã, đầu thú, tự thú… Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam mới đã cụ thể hóa là “Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự”.
Theo như quy định chúng tôi đưa ra như trên về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong Luật thi hành tạm giữ, tạm giam2015 đã có sự phân biệt với người chấp hành án phạt tù cụ thể như người chấp hành án phạt tù phải lao động, học tập…, còn người bị tạm giữ, người bị tạm giam không có các nghĩa vụ này. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền bầu cử, người chấp hành án phạt tù không có quyền này…
Bên cạnh đó thì theo quy định tại điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về các quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế khi bị tạm giữ, bị tạm giam, theo đó, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Nếu trong trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án. Tại Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đã quy định người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; việc thăm gặp do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Việc gặp người bào chữa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.