Những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 93/2015/NĐ-CP: “Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước được thành lập hoặc tổ chức lại để thực hiện các nhiệm vụ mang tính ổn định, thường xuyên trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc bảo đảm bí mật và an ninh quốc gia”. Theo đó, một doanh nghiệp muốn trở thành doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải đảm bảo các điều kiện bao gồm:
– Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
– Có ngành, lĩnh vực hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ban hành kèm theo Nghị định 93/2015/NĐ-CP.
– Được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ổn định, thường xuyên bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 93/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có những quyền, nghĩa vụ cụ thể sau:
* Quyền của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh:
Thứ nhất, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có các quyền của doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích quy định. Những quyền đó bao gồm:
– Các quyền của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
– Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
Thứ hai, được cơ quan đại diện chủ sở hữu bảo đảm đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao.
Thứ ba, được sử dụng các nguồn lực được giao để hoạt động kinh doanh bổ sung ngoài kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi bảo đảm các điều kiện sau:
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép bằng văn bản.
– Hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản sau khi đã hoàn thành việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao.
– Không làm giảm năng lực và ảnh hưởng tới việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao.
– Hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh bổ sung theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
>>>
* Nghĩa vụ của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh:
Thứ nhất, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có các quyền của doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích quy định. Những quyền đó bao gồm:
– Nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
– Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
– Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho các khách hàng.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.
Thứ hai, tiến hành quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ ba, chấp hành quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc điều chuyển phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở doanh nghiệp khác trong trường hợp cần thiết. Cơ quan đại diện chủ sở hữu liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong trường hợp điều chuyển phần vốn hoặc tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp.
Thứ tư, trường hợp thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh thì phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Thứ năm, chấp hành các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế và của cơ quan đại diện chủ sở hữu khi thực hiện các hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.