Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cá nhân khi được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp như thế nào?
Là những người được cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu giám định tư pháp trong những trường hợp nhất định, họ có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu đó với điều kiện quyết định trưng cầu đó phải hợp pháp. Tuy nhiên song hành với nghĩa vụ luôn đi cùng với quyền. Vậy những quyền khi họ được trưng cầu giám định là gì? Điều 23 Luật giám định tư pháp 2012 quy định:
Điều 23. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp
1. Người giám định tư pháp có quyền:
a) Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;
b) Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;
c) Độc lập đưa ra kết luận giám định.
2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
b) Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
c) Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
d) Lập hồ sơ giám định;
đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
e) Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
g) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người giám định tư pháp có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Như vậy quyền của người được trưng cầu, yêu cầu giám định được quy định Điều 23 Luật Giám định tư pháp)
Quyền của cá nhân được trưng cầu, yêu cầu giám định:
Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định; Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định; Độc lập đưa ra kết luận giám định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nghĩa vụ của cá nhân được trưng cầu, yêu cầu giám định
– Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
– Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
– Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
– Lập hồ sơ giám định;
– Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
– Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
– Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.