Một số quy định về đại lý thương mại? Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý? Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý thương mại?
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động mua bán hàng hóa trong thời buổi hiện nay, do đó việc mua bán hàng hóa lớn mạnh hơn về quy mô mua bán hàng hóa của các chủ thể. Chính vì sự thăng nhanh về quy mô buồn bán trên diện rộng đã dẫn đến việc các phương thức giao dịch trực tiếp đã bộc lộ những hạn chế nhất định về chi phí và thời gian trong quá trình mua bán hàng hóa của cá nhân, tổ chức. Chình vì thể mà sự ra đời của đại lý thương mại hay còn được biết đến theo như quy định của pháp luật hiện hành là hoạt động trung gian thương mại là rất hợp lý
tuy nhiên, khi nhận thấy được tầm quan trọng của đại lý thương mại đối với hoạt động mua bán hàng hóa thì
Cơ sở pháp lý:
1. Một số quy định về đại lý thương mại
Trên cơ sở quy định tại Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 đã có quy định về khái niệm của đại lý thương mại là: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Theo quy định của
Bên cạnh đó, cũng theo như quy định của Luật này tại Điều 169 đã có nhắc đến đại lý thương mại bao gồm các hình thức sau:
Một là, đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
Hai là, đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định.
Ba là, tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Bốn là, các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận: Các bên tham gia quan hệ đại lý có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác như: đại lý hoa hồng, đại lý bảo đảm thanh toán …
2. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 167
2.1. Quyền của bên giao đại lý
Bên giao đại lý có các quyền sau, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác:
– Bên giao đại lý có quyền ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng. Việc ấn định này được bên giao đại lý sử dụng khi thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng việc này được tính theo tỉ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ thì bên giao đại lý sẽ ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng và bên đại lý buộc phải tuân thủ mức giá đã ấn định;
– Bên giao đại lý có quyền ấn định giá giao đại lý. Đối với hình thức đại lý bao tiêu, bên đại lý sẽ ấn định giá giao đại lý, còn giá bán, giá mua hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng bên đại lý có quyền quyết định;
– Bên giao đại lý có quyền yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
– Bên giao đại lý có quyền yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý;
– Bên giao đại lý có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.
2.2. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác:
– Bên giao đại lý có nghĩa vụ hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
– Bên giao đại lý có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;
– Bên giao đại lý có nghĩa vụ trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
– Bên giao đại lý có nghĩa vụ hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
– Bên giao đại lý có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi của mình gây ra.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý thương mại
Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
3.1. Quyền của bên đại lý
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
– Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định;
– Yêu cầu bên giao đại lý giao tiền hoặc hàng theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để đảm bảo (nếu cổ) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
– Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý;
– Hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Nếu các bên không có thỏa thuận khác, thù lao đại lý có thể được trả theo hai hình thức sau:
+ Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỉ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ;
+ Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
Mức thù lao đại lý do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại lý, nếu các bên không có thỏa thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau (Khoản 4 Điều 171 Luật Thương mại năm 2005):
+ Theo mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
+ Nếu không xác định được mức thù lao thực tế mà các bên đã trả trước đó thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
+ Nếu không áp dụng được cả hai cách tính trên thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ ữên thị trường.
3.2. Nghĩa vụ của bên đại lý
Bên đại lý phải thực hiện những nghĩa vụ sau đối với bên giao đại lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác:
– Mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định.
Một là, Bên đại lý phải thực hiện nghĩa vụ đối với hình thức đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng, bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hoá cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba theo đúng giá mà bên giao đại lý quy định. Bên đại lý không được tự ý nâng giá bán hoặc giảm giá mua.
Hai là, Bên đại lý phải thực hiện nghĩa vụ đối với hình thức đại lý bao tiêu, nghĩa vụ này được hiểu là bên đại lý phải mua hoặc bán hàng hoá theo đúng giá tối đa hoặc giá tối thiểu đã thỏa thuận với bên giao đại lý;
– Giao và nhận hàng, tiền cho bên giao đại lý theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý. Đây là một nghĩa vụ rất quan trọng của bên đại lý.
Một là, Bên đại lý phải thực hiện nghĩa vụ đối với đại lý bán, bên đại lý có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền cho bên giao đại lý.
Hai là, Bên đại lý phải thực hiện nghĩa vụ đối với đại lý mua, bên đại lý có nghĩa vụ nhận tiền và giao hàng cho bên giao đại lý.
Ba là, Bên đại lý phải thực hiện nghĩa vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ bên đại lý phải có nghĩa vụ thanh toán tiền cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
– Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
– Bảo quản hàng hoá, chịu trách nhiệm vê khôi lượng, quy cách, phẩm chất hàng hoá sau khi nhận (đối với đại lý bán) hoặc trước khi giao (đối với đại lý mua); liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
– Thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý và chịu sự kiểm tra, giám sát cua bên giao đại lý. Quy định này cho thấy sự lệ thuộc chặt chẽ của bên đại lý vào bên giao đại lý, đây là một điểm quan trọng làm cho đại lý mua bán hàng hoá khác với ủy thác mua bán hàng hoá;
– Đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định mà pháp luật quy định bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.