Khi đương sự thực hiện hành vi khởi kiện, họ hoàn toàn có quyền quyết định các hành vi tố tụng tiếp theo của mình.
Bằng phương thức khởi kiện, nguyên đơn đã thực hiện việc yêu cầu
Điều 218 BLTTDS 2004 quy định:
“1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của các đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trong trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”.
Như vậy, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều có quyền tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc quyết định và tự định đoạt này có thể được toà án chấp nhận hay không. Trước khi toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì việc tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu là quyền tuyệt đối của đương sự. Tại phiên toà sơ thẩm, việc tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự bị hạn chế.
Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Điều 32 quy định:
“Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải được ghi vào biên bản phiên toà. Trong trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung của đương sự, thì phải ghi trong bản án.
Trường hợp đương sự rút một phần yêu cầu trước và tại phiên tòa, thì
Tòa án ghi vào phần nhận định và quyết định trong bản án, quyết định về việc rút yêu cầu đó của đương sự.”.
>>>Luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568