Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,...Vậy quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong BHXH được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong bảo hiểm xã hội:
1.1. Quyền của người sử dụng lao động trong bảo hiểm xã hội:
Căn cứ Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của người sử dụng lao động, theo Điều này thì quyền của người sử dụng lao động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
1.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong bảo hiểm xã hội:
Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách của người sử dụng lao động, theo Điều này thì trách nhiệm của người sử dụng lao động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
– Đóng bảo hiểm xã hội theo mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động mà pháp luật quy định.
– Hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
– Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng sau đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa:
+ Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
+ Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
++ Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
++ Bị tai nạn lao động nhiều lần;
++ Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
+ Người thực hiện khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để xác định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt
– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc:
+ Đóng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
– Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
– Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động:
– Trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội/công an; người đi làm việc ở nước ngoài; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại sẽ được người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động với mức đóng như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Đối với Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; đối với học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí thì người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động với mức đóng là 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động với mức đóng là 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác mà đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng cho người lao động là:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Tuy nhiên, về phương thức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động ở lĩnh vực này, không như người sử dụng lao động ở những lĩnh vực khác là phải đóng hằng tháng, đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì người sử dụng lao động sẽ có thể chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
– Lưu ý rằng, những người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (người lao động trong tất cả các lĩnh vực) thì người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động:
– Trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội/công an; người đi làm việc ở nước ngoài; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì người lao động thuộc những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại hằng tháng phải đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì hằng tháng phải đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội ở Viêt Nam được quy định như sau:
+ Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đó trước khi đi làm việc ở nước ngoài (áp dụng đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc);
+ Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động mà chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc người lao động đó đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc người lao động đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú trước khi mà đi làm việc ở nước ngoài hoặc người lao động đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đó đi làm việc ở nước ngoài;
+ Trong trường hợp người lao động đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp tiến hành thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và thực hiện đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Trong trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc được ký
– Lưu ý rằng:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (xác định thời hạn/không xác định thời hạn) mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì sẽ chỉ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
+ Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên ở trong tháng thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này người lao động không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng
+ Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại những doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động ở trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người lao động là 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, về phương thức đóng sẽ được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.