Thuê đất trả tiền một lần, trả tiền hàng năm là một trong những hình thức được Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Dưới đây là bài phân tích về quyền thừa kế với đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hàng năm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp được Nhà nước cho cho thuê đất thu tiền hàng năm, thu tiền một lần:
- 2 2. Quyền thừa kế với đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hàng năm:
- 3 3. Thủ tục khai nhận thừa kế với đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hàng năm:
- 4 4. Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất với đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hàng năm:
1. Các trường hợp được Nhà nước cho cho thuê đất thu tiền hàng năm, thu tiền một lần:
Điều 56
– Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
– Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức.
– Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
– Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
– Trường hợp 5: Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
– Trường hợp 6: Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
– Trường hợp 7: Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.
Từ quy định trên có thể thấy, đối tượng được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, trả tiền một lần là các cá nhân, hộ gia đình. Chỉ khi đảm bảo nằm trong các trường hợp mà Nhà nước quy định, các chủ thể này mới được thuê đất trả tiền hàng năm, trả tiền một lần.
2. Quyền thừa kế với đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hàng năm:
Khi các cá nhân, hộ gia đình thuộc các trường hợp theo quy định chung của pháp luật thì được Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm, thu tiền một lần. Thực tế, thuê đất trả tiền một lần, trả tiền hàng năm là một trong những quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân. Hoạt động này chịu sự chi phối, quản lý của cơ quan Nhà nước.
Hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về quyền của các cá nhân, hộ gia đình trong việc sử dụng quyền sử dụng đất của loại đất thuê trả một lần, trả tiền hàng năm.
– Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong trường hợp hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 179 Luật đất đai 2013, Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.
Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, cá nhân, hộ gia đình có quyền được thừa kế đối với đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hàng năm, tuy nhiên cũng cần xem xét thêm các yếu tố khác đã nêu cụ thể ở trên.
3. Thủ tục khai nhận thừa kế với đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hàng năm:
3.1. Hồ sơ khai nhận thừa kế với đất thuê tiền một lần, trả tiền hàng năm:
Hoạt động khai nhận di sản thừa kế, chủ thể có nhu cầu phải thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng. Hồ sơ khai nhận thừa kế để thực hiện công chứng cần phải đảm bảo đầy đủ các giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng.
– Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng.
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
– Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản,
– Các giấy tờ nhân thân của người khai nhận di sản thừa kế: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Trong trường hợp chủ thể thuộc diện được hưởng di sản thừa kế ủy quyền cho đối tượng khác thực hiện khai nhận thừa kế thay mình thì cần phải có
3.2. Quy trình thực hiện công chứng khai nhận di sản thừa kế:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng.
Công chứng viên của văn phòng công chứng thực hiện tiếp nhận hồ sơ mà cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu gửi lên.
Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu các chủ thể có nhu cầu tiến hành bổ sung.
Có rất nhiều trường hợp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế không thể giải quyết. Lúc này, công chứng viên phải thực hiện giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản.
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng và nơi có nhà đất (nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó).
Sau 15 ngày niêm yết, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Bước 3: Hướng dẫn ký văn bản khai nhận di sản.
Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:
– Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nếu đã có dự thảo văn bản khai nhận.
– Trong trường hợp chưa có dự thảo, công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả.
Sau khi đảm bảo tất cả các giấy tờ về hồ sơ, các giấy tờ đó đảm bảo tính hợp lệ, ký văn bản khai nhận thừa kế, công chứng viên sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính văn bản khai nhận cho người thừa kế.
Như vậy, khi đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục nêu trên, cá nhân, hộ gia đình mới hoàn tất việc khai nhận di sản thừa kế với đất thuê tiền một lần, trả tiền hàng năm
4. Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất với đất thuê trả tiền một lần, trả tiền hàng năm:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (Trường hợp thừa kế theo pháp luật mà người thừa kế là duy nhất) Kính gửi: ……………..
| PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Vào sổ tiếp nhận hồ sơ: …..Giờ….phút, ngày…/…/….… Quyển số ……, Số thứ tự…….. Người nhận hồ sơ (Ký, ghi rõ họ tên) |
I- KÊ KHAI NHẬN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Người xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất:
1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):………….Năm sinh:…………
CMND số : ………..cấp ngày……/…../……/ tại Công an tỉnh……..
Họ và tên vợ (chồng) (Viết chữ in hoa) ………………Năm sinh : ……..
CMND số : ………..cấp ngày……/…../……/ tại Công an tỉnh……….
1.2. Địa chỉ (hộ gia đình, cá nhân ghi địa chỉ đăng ký hộ khẩu)….
2. Người để thừa kế quyền sử dụng đất:
2.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa):……….
2.2. Địa chỉ :………..
3. Thửa đất xin đăng ký thừa kế quyền sử dụng:
3.1. Thửa đất số: ……….;3.2. Tờ bản đồ số:…………….;
3.3. Địa chỉ tại: …….
3.4. Diện tích thửa đất:……….m2; 3.5. Mục đích sử dụng đất:………;
3.6. Thời hạn sử dụng đất:………;
3.7. Nguồn gốc sử dụng đất :…………
3.8. Tài sản gắn liền với đất:………………………….
3.9. Nghĩa vụ tài chính về đất đai:… ……
3.10. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
– Số phát hành:………. (Số in ở trang 1 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
– Số vào sổ cấp GCN quyền sử dụng đất:…………………; ngày cấp …../…../………………
3.11. Giấy tờ khác
4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thửa đất trên:…. …
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người để thừa kế trong việc sử dụng thửa đất mà tôi được nhận thừa kế.
……, ngày …. tháng … năm….
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Luật Đất đai năm 2013