Quyền tác giả và tranh chấp quyền tác giả là vấn đề rất phức tạp. Để bảo hộ quyền tác giả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mọi người nên tìm hiểu kỹ quyền tác giả là gì? Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyền tác giả là gì?
Căn cứ theo Điều 13
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm vả chủ sở hữu quyền tác giả;
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó dược công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền tác giả là một khái niệm đã được quy định rõ trong Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và
Quyền nhân thân
Là những quyền chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả, không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào thậm chí ngay cả trong trường hợp tác giả đã chết. Đó là các quyền:
Được đặt tên cho tác phẩm;
Được đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản
Là quyền được hưởng những lợi ích phát sinh từ đối tượng sở hữu công nghiệp mà tác giả sáng tạo ra. Đó là các quyền:
Làm tác phẩm phái sinh;
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
Sao chép tác phẩm;
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền tác giả được sinh ra với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả đối với tài sản trí tuệ mà mình sáng tạo ra. Cần nhấn mạnh rằng Quyền này chỉ được công nhận khi tác phẩm có tính sáng tạo (mới), là duy nhất.
Chủ sở hữu quyền tác giả
Tại Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ có định nghĩa: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
Theo chúng tôi, định nghĩa này là chưa chặt chẽ, bởi Quyền tác giả bao gồm Quyền nhân thân và Quyền tài sản, nên đáng ra Chủ sở hữu quyền tác giả phải nắm toàn bộ nội dung quyền tác giả (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản). Nhưng theo định nghĩa tại Điều 36 cho thấy Chủ sở hữu quyền tác giả chỉ nắm Quyền tài sản chứ không hề nắm Quyền nhân thân.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 39 thì: Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả hoặc Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả thì có thêm quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Đây chỉ là một phần của Quyền nhân thân. Do đó, thuật ngữ “Chủ sở hữu quyền tác giả” nên được hiểu chính xác là “Chủ sở hữu tác phẩm”.
Quyền tác giả tiếng Anh là copyright.
Một số mẫu câu có liên quan
Năm 2001, quyền tác giả của Be đã được bán cho Palm, Inc. với giá 11 triệu USD.
In 2001 Be’s copyrights were sold to Palm, Inc. for some $11 million.
Năm 1980 bộ luật quyền tác giả được mở rộng sang phần mềm máy tính.
In 1980, copyright law was extended to computer programs.
SOPA là viết tắt của luật phòng chống việc vi phạm bản quyền tác giả trên mạng
SOPA stands for the Stop Online Piracy Act.
Và họ có chỉ trích về cách thức thực thi bản quyền tác giả ngày nay không?
And they are critical to the way copyright works today?
Việc thực thi quyền tác giả mới sẽ có hiệu lực ngay hôm nay.
The new copyright practice goes into effect today.
1922 – Brasil trở thành một thành viên của Công ước Bern về bảo hộ quyền tác giả.
1922 – Brazil becomes a member of the Berne Convention copyright treaty.
Những người đóng góp được yêu cầu chia sẽ quyền tác giả của họ với MariaDB Foundation.
Contributors are required to share their copyright with the MariaDB Foundation.
Họ cũng không nói, “Quyền tác giả của tôi đâu?”
They didn’t say, “Where is my authorship?”
Giới trẻ ngày nay tin rằng quyền tác giả là sai trái.
Young people today believe that copyright is wrong.
2. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền gì?
Có toàn quyền sử dụng, bán, cho thuê,… ví dụ:
Dịch tác phẩm sang ngôn ngữ khác;
Chuyển thể tác phẩm (từ truyện thành phim, từ văn bản thành âm thành,…);
Tái bản dưới mọi hình thức;
Công khai chia sẻ đến công chúng (báo chí, truyền hình,…);
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao (đối với phần mềm máy tính, bản thu âm, video,…);
Đối tượng bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
Tác phẩm báo chí ;
Tác phẩm âm nhạc ;
Tác phẩm sân khấu ;
Tác phẩm điện ảnh (phim);
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
Tác phẩm nhiếp ảnh;
Tác phẩm kiến trúc;
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ;
Chương trình, phần mềm máy tính;
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin ;
Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính , văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của các văn bản đó;
Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, những yếu tố sau đây sẽ được bảo hộ mãi mãi:
Tên của tác phẩm;
Tên thật hoặc bút danh của tác giả;
Sự toàn vẹn của tác phẩm;
Ngoài những yếu tố trên, tác phẩm sẽ có thời gian bảo hộ hữu hạn tùy theo đó là loại tác phẩm gì. Cụ thể như sau:
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng:
Thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ lần đầu tiên công bố.
Nếu tác phẩm chưa được công bố sau 25 năm kể từ khi được tạo ra thì thời hạn bảo hộ là 100 năm tính từ lúc tác phẩm được tạo ra.
Nếu là tác phẩm khuyết danh, khi có thông tin về tác giả thì tác phẩm được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và thêm 50 năm kể từ khi tác giả chết.
Đối với các tác phẩm không phải là tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng:
Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và thêm 50 năm kể từ khi tác giả chết.
Nếu có nhiều tác giả thì thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt sau 50 năm kể từ khi tác giả cuối cùng chết.
Sau khi tác giả chết, quyền sở hữu tác phẩm sẽ thuộc về người được thừa kế. Trường hợp không có người thừa kế thì tác phẩm thuộc sở hữu của nhà nước.
Khi thời hạn bảo hộ chấm dứt thì tác phẩm sẽ thuộc về nhân loại. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải xin phép, trả phí.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Đối với việc sử dụng thương mại tác phẩm đã công bố, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 quy định rằng: Các tổ chức sử dụng phải trả tiền thù lao, nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức thù lao và phương thức thanh toán sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ áp dụng theo quy định của Chính phủ hoặc kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Tất cả các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm, chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu đều bị coi là vi phạm bản quyền. Ví dụ:
Chiếm đoạt, mạo danh tác giả;
Công bố, phân phối, sử dụng hoặc sao chép lại tác phẩm khi chưa xin phép tác giả;
Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
Thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác;
Tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định hạn chế quyền của tác giả trong một số trường hợp nhất định, cho phép người khác sử dụng tác phẩm của tác giả mà không phải xin phép, không phải trả thù lao. Quy định này gọi là sử dụng hợp lý hoặc sử dụng cá nhân mà về cơ bản là nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và những người khác trong xã hội ở một mức độ có thể chấp nhận được.
3. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là gì?
Theo quy định tại Điều 14
Thứ nhất: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Thứ hai: Các tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định của pháp luật nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ thì vẫn có một số ngoại lệ, do tính chất đặc biệt cần được phổ biến, lan truyền rộng rãi nên các đối tượng sau sẽ không được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
+ Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
+ Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
+ Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, có thể thấy không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ quyền tác giả.
4. Sự khác nhau giữa quyền tác giả và bản quyền:
Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ quyền tác giả nhiều khi còn được gọi là bản quyền và giữa hai khái niệm này không có bất cứ sự khác nhau nào. Mặc dù cùng là khái niệm dùng để chỉ các quyền của tác giả, chủ sỏ hữu đối vối tác phẩm của mình thế nhưng có người gọi là quyền tác giả, có người gọi là bản quyền. Còn trong các văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự … thì thuật ngữ quyền tác giả là thuật ngữ chính thức được sử dụng.
Liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ quyền tác giả và bản quyền, trên thế giới hiện nay, mặc dù pháp luật về quyền tác giả của các nước tương đối giống nhau, đều bao gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả… nhưng có nước dùng thuật ngữ quyền tác giả (tiếng Anh là author’s right, tiếng Pháp là droit d’auteur) trong đó tiêu biểu là Pháp; một số nước khác như Anh, Mỹ lại sử dụng thuật ngữ bản quyền (copyright).
Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ quyền tác giả và thuật ngữ bản quyền lại có sự khác nhau cơ bản về cơ sở hình thành, gắn liền với sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và hệ thông pháp luật Anh-Mỹ. Các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (trong đó tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyển tác giả xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả vói tác phẩm, chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm. Các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại, nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả, do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng.