Hiện nay, những tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo rất phổ biến và ngày càng phát triển. Vậy quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo?
- 2 2. Quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo:
- 3 3. Hồ sơ, thủ tục đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo:
- 4 4. Lệ phí khi thực hiện đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo:
1. Thế nào là tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo?
Tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo có thể hiểu như là âm nhạc, báo chí, hội họa, thiết kế, hay các phần mềm như chương trình máy tính, các tác phẩm đa phương tiện, cụ thể như trò chơi trên máy tính,… Đó là những sản phẩm do những trí tuệ nhân tạo tạo ra có sự tính toán, sáng tạo.
Những tác phẩm này hiện ngày càng được phát triển và nâng cao cũng như có giá trị thương mại cao trong ngành công nghiệp văn hóa, giải trí, cũng như được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Nếu như tác phẩm được hình thành bởi trí tuệ nhân tạo không được bảo hộ thì có nghĩa là bất kể ai cũng được sử dụng và khai thác mà không cần phải xin phép và trả phí, như vậy thì nó sẽ không có giá trị và bị mai một. Chính vì vậy, việc bảo hộ đối với những tác phẩm này hoàn toàn là điều tất yếu, bởi nó cũng được đầu tư phát triển với nguồn vốn lớn.
2. Quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, quyền tác giả được hiểu là quyền của một tổ chức, hoặc cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nó.
Hiện nay, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, cụ thể là:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
+ Tác phẩm báo chí.
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
+ Tác phẩm âm nhạc.
+ Tác phẩm sân khấu.
+ Tác phẩm điện ảnh, trong đó bao gồm cả những tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
+ Tác phẩm kiến trúc.
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
– Các tác phẩm phái sinh nếu như đảm bảo không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Như vậy, với những tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo sẽ nằm trong đối tượng các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Theo đó, quyền tác giả sẽ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Cụ thể như sau:
* Quyền nhân thân:
– Quyền được đặt tên cho tác phẩm của mình.
– Quyền được đứng tên hoặc ghi nhận bút danh trên tác phẩm.
– Quyền được phép nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
– Quyền được công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác được công bố tác phẩm.
– Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức với mục đích nhằm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
* Quyền tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tài sản sẽ bao gồm:
– Quyền làm tác phẩm phái sinh.
– Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
– Quyền được sao chép tác phẩm.
– Quyền được phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
– Được quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
– Được quyền mang bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính đi thuê.
3. Hồ sơ, thủ tục đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo:
3.1. Hồ sơ đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo:
Người có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo mẫu quy định.
Lưu ý: khi làm mẫu tờ khai phải chú ý những điều sau:
+ Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, ghi nhận đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan.
+ Thời gian hoàn thành.
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng.
+ Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh.
+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố.
+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.
– Trường hợp có ủy quyền thì cần phải có văn bản ủy quyền.
– Các tài liệu, giấy tờ để chứng minh bản thân là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền.
– Nếu tác phẩm có đồng tác giả thì cần có văn bản đồng ý của các đồng tác giả.
– Nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung thì phải có văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu.
3.2. Trình tự, thủ tục đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Người có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể nộp đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả:
– Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
– Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể lựa chọn nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Sau đó, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.
Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ trong thời hạn là 30 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ được nộp và được thẩm định là hợp lệ, đầy đủ.
Nếu như trường hợp hồ sơ không đầy đủ, có sai sót thì Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Lệ phí khi thực hiện đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm hình thành bởi trí tuệ nhân tạo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 211/2016/TT-BTC, với cá nhân, tổ chức khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến tác giả phải nộp phí theo quy định. Cụ thể phí như sau:
– Mức phí là 100 nghìn đồng:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết).
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
+ Tác phẩm báo chí.
+ Tác phẩm âm nhạc.
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
– Mức thu 300 nghìn đồng với các loại hình sau:
+ Tác phẩm kiến trúc.
+ Tác phẩm là bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
– Mức phí thu 400 nghìn đồng với các loại hình sau:
+ Các tác phẩm tạo hình.
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
– Mức thu là 500 nghìn đồng đối với các loại hình sau:
+ Tác phẩm điện ảnh.
+ Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
– Mức thu là 600 nghìn đồng đối với các loại hình sau:
+ Các chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: