Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam? Quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam? Quy định về huy động lực lượng, phương tiện dân sự và thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam?
Cảnh sát biển Việt Nam được biết đến là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản ý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước này. Cảnh sát biển Việt Nam có các quyền cụ thể được pháp luật quy định để đảm bảo có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Một trong số đó là quyền rượt, truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển.
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam:
Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động sau đây:
– Cảnh sát biển Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Cảnh sát biển Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Cảnh sát biển Việt Nam phải tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở.
– Cảnh sát biển Việt Nam phải chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
– Cảnh sát biển Việt Nam phải kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.
– Cảnh sát biển Việt Nam phải dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Như vậy, trên đây là các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam được pháp luật quy định cụ thể. Cần áp dụng đúng các nguyên tắc được nêu trên thì đội ngũ cảnh sát biển Việt Nam mới có thể phát triển và lớn mạnh được.
Ta nhận thấy, theo quy định nêu trên thì Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động có liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân.
Cảnh sát biển Việt Nam đã thường xuyên sử dụng các quyền này để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam; khai thác thủy sản bất hợp pháp; nghiên cứu, thăm dò dầu khí, khoáng sản; buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép; buôn lậu ma túy trên biển; trấn áp cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.
Vì vậy, để nhằm mục đích cí thể bảo đảm tuân thủ Khoản 2, Điều 14
Bên cạnh đó thì Chương 3, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong từng hoạt động như tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; huy động nhân lực, tàu thuyền, phương tiện dân sự; thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; công bố cấp độ an ninh hàng hải…
3. Quy định về huy động lực lượng, phương tiện dân sự và thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam:
Tại Điều 16, Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018, quy định cụ thể:
“1. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm, cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
2. Việc huy động theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với khả năng thực tế của người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động và phải hoàn trả ngay khi tình thế khẩn cấp chấm dứt.
Trường hợp người, tài sản được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật này; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc huy động của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.”
Trong quá trình Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên biển, chắc hẳn sẽ có những trường hợp cần được tiến hành, giải quyết ngay, không cho phép chậm trễ nhằm mục đích tránh sự trốn thoát của người, tàu thuyền, phương tiện vi phạm pháp luật cũng như khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu người bị nạn; khắc phục kịp thời các sự cố do thiên tai hay tai nạn do tàu thuyền gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng, Cảnh sát biển Việt Nam trong trường hợp này sẽ được phép huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự tham gia xử lý các tình huống theo đúng quy định tại
Bên cạnh đó, từ ngày 01/7/2019, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển để nhằm mục đích thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát trong những trường hợp sau đây:
– Vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia.
– Không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong trường hợp theo quy định.
– Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đu.
– Trong trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Phạm vi, thẩm quyền và trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên và căn cứ theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 về việc huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự và thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển đã tạo căn cứ pháp lý thống nhất để Cảnh sát biển Việt Nam phát huy tốt vị trí, vai trò là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
Dự báo thời gian tới, tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, Cảnh sát biển Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì tiếp nhận huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự phục vụ cho mục đích chấp pháp trên biển, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường biển và tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển đảo của Tổ quốc.