Quyền của Giám định viên Tư pháp? Nghĩa vụ và trách nhiệm của Giám định viên Tư pháp?
Giám định viên tư pháp là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp, Theo quy định của pháp luật thì giám định viên tư pháp phải là người có đủ điều kiện, yêu cầu do pháp luật đề ra và khi hành nghề giám định họ phải thực hiện nghĩa vụ cũng như trách nhiệm đối với nghề. bên cạnh đó họ cũng có những quyền lợi nhất định. vậy cụ thể quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Giám định viên Tư pháp được quy đinhj như thế nào. tại bài viết dưới đây công ty Luật Dương Gia chung tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này. Hi vọng thông tin nà sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Cơ sở pháp lý:
1. Quyền của Giám định viên Tư pháp
Luật giám định tư pháp 2012 quy định về quyền của giám định viên tư pháp như sau:.
– Từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
– Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định của pháp luật
– Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
– Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật Giám định tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;
– Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;
– Độc lập đưa ra kết luận giám định.
Căn cứ dựa trên quy định đượ đưa ra như trên chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra những quyền cơ bản của giám định viên tư pháp cụ thể có thể hiểu như sau:
Thứ nhất, Theo quy định của pháp luật khi từ chối giám định, Thời gian 5 ngày làm việc thời gian này được tính kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, người giám định phải thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định lý do từ chối giám định. Bên cạnh đó các tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp cũng có quyền yêu cầu người trưng cầu và yêu cầu người yêu cầu giám định cung cấp kịp thời và phải chung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định theo đúng quy định của pháp luật, ngoài ra thì được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định.
Ngoài ra theo quy định về thời hạn như chúng tôi đã nêu như trên đó là thời gian 5 ngày được tính kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định phải phân công người có trình độ chuyên môn về giám định và người đó phải có khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. bên cạnh đó người đó còn phải chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của mình đối với việc giám định và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn.
Thứ hai, giám định viên tư pháp có quyền tham gia các lớp bồi dưỡng, cùng với các yêu cầu như chuyên môn, nghiệp vụ giám định, yêu cầu người thực hiện giám định tư pháp hiểu biết pháp luật là một vấn đề rất cần thiết đối với hoạt động này. Việc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định là nội dung hợp lý để cung cấp những kiến thức pháp lý, kỹ năng pháp lý cơ bản, có tính chất chung nhất mà mỗi người giám định tư pháp phải nắm vững và tuân thủ khi thực hiện giám định tư pháp. Ngoài ra thông qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng pháp lý chung này, người giám định tư pháp ở các lĩnh vực khác nhau cần nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức pháp lý chuyên ngành đối với lĩnh vực giám định mà mình thực hiện.
Thứ ba, Giám định viên tư pháp có quyền thành lập văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất và các thủ tục liên quan.
Thứ tư, quyền tham gia hội giám định viên tư pháp có thể hiểu là hội để trau dồi, trao đổi kiến thức và hợp tác với nhau trong công tác giám định cho ra kết quả chính xác nhất, hội giám định viên tư pháp này phải hoạt động theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật Giám định tư pháp tức là giám định viên tư pháp sẽ được hỗ trợ về vấn đề đảm bảo điều kiện hoạt động trong nghề và những trợ cấp liên quan tới nghề.
Thứ sáu, các vấn đề liên quan tới chuyên môn như
2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của giám định viên tư pháp được quy định như sau:
– Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
– Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
– Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
– Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
– Lập hồ sơ giám định;
– Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
– Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
– Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật
Ngoài ra giám định viên tư pháp còn có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng và không được thực hiện giám định tư pháp khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật quy định song song với quyền lợi sẽ là nghĩa vụ của các bên phải thực hiện đối với công việc giám định của giám định viên tư pháp. Cụ thể khi nhắc tới nghĩa vụ đầu tiên là giám định viên tư pháp phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu giám định, mà người yêu cầu hay cơ quan tổ chức đưa ra vì đó là những chi tiết họ cần giám định để biết rõ nó có thật hay không?
Ngoài ra giám định viên tư pháp còn có nghía vụ tuân thủ nguyên tắc giám định tư pháp vì những nguyên tắc được xây dựng lên để điều chỉnh chung công tá giám định và quản lý tốt nhất việc giám định đúng pháp luật.
Đối với kết quả giám định thì giám định viên tư pháp có nghĩa vụ phải trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu cho người yêu cầu giám định, cơ quan tổ chức yêu cầu giám định. Bên cạnh đó thì khi thực hiện giám định giám định viên phải có trách nhiệm lập hồ sơ giám định vì hồ sơ giám định là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi của cá nhân yêu cầu giám định. Theo quy định thì hồ sơ giám định có nhiều loại phục vụ cho công tác giám định lần đầu và giám định tái phát, giám định tổng hợp, giám định vượt khả năng chuyên môn, giám định phúc quyết hoặc giám định lần cuối…Theo đó đối với từng vụ án cụ thể thì việc lập hồ sơ giám định cần được lập chi tiết và cẩn trọng nhất.
Nghĩa vụ mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định là một trách nhiệm quan trọng trong quá trình giám định, vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp lợi dụng để phi tang chứng cứ phạm tội nên đã cố tình lấy trộm, tiêu hủy, hoặc trong quá trình giám định giám định viên không bảo quản tốt dẫn tới có tác động bên ngoài làm sai lệch đi kết quả giám định.
Không được thông báo kết quả giám định cho người khác vì kết luận giám định là một loại chứng cứ, có giá trị như các loại chứng cứ khác trừ trường hợp pháp luật quy dịnh.
Nghĩa vụ cuối cùng rất quan trọng đó là chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra, đây là một nghĩa vụ để người thực hiện giám định có thể lưu ý hơn về trách nhiệm công việc của mình, nếu có sai sót và gây thiệt hại rất có thể sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho chủ thể bị thiệt hại đó.
Trên dây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Giám định viên Tư pháp” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.