Quy định của pháp luật về người giám định? Quyền, nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng dân sự?
Trong tố tụng dân sự thì thực hiện giám định có nghĩa là sử dụng kiến thức và kinh nghiệm để kết luận về một vấn đề cần giám định phục vụ cho công tác giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Người giám định trong vụ việc dân sự phải thực hiện theo quy định của pháp luật và phải có đầy đủ diều kiện cần thiết để tiến hành giám định. Vậy quyền, nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng dân sự của họ được quy định như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Quy định của pháp luật về người giám định
1.1. Người giám định là gì?
Người giám định được hiểu là người tham gia tố tụng sử dụng kiến thức và với những kinh nghiệm chuyên môn để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Người giám định phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cần thiết về lĩnh vực cần giám định. Việc tham gia tố tụng dân sự của người giám định do tòa án quyết định theo yêu cầu của đương sự.
1.2. Ai là người giám định trong tố tụng dân sự?
Giám định xuất hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó theo quy định tại Điều 79
+ Người giám định đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
+ Có căn cứ cho rằng người giám định không vô tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Thuộc một trong các trường hợp không được giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
+ Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng một vụ án.
+ Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
1.3. Trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự:
Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự và trên thực tế có thể thấy việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định là biện pháp thu thập chứng cứ được quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cụ thể đó là:
“1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Trong tố tụng dân sự có các quy định cụ thể đối với giám định, theo đó giám định trong tố tụng dân sự là việc người giám định sử dụng các kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Bộ luật Tố tụng dân sự, để có kết luận giám định được tiến hành bằng 2 hình thức là trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.
Ngoài ra trong tố tụng dân sự thì hoạt động trưng cầu giám định được hiểu là hoạt động do Thẩm phán hoặc người tiến hành tố tụng thực hiện khi có yêu cầu của đương sự theo quy định của pháp luật hay trong các trường hợp mà xét thấy cần thiết nhằm làm chứng cứ và cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự. Trong quyết định trưng cầu giám định ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định và các yêu cầu khác mà cần có kết luận của người giám định.
Trong các trường hợp cụ thể khi xét thấy kết luận giám định không đầy đủ hay kết luận giám định không rõ ràng hoặc có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật thì Tòa án có thể yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định hoặc triệu tập người đó đến phiên tòa, phiên hòa đến hỏi những nội dung cần thiết theo quy định. Trong những trường hợp mà đương sự có yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
Trong các trường hợp mà việc thực hiện trong trường hợp có căn cứ xác định việc giám định lần đầu không chính xác, không khách quan, có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về giám định tư pháp hoặc theo quyết định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì tiến hành giám định lại. Yêu cầu giám định là là quyền của đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền này được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Theo đó có thể kết luận rằng, khi xét thấy cần làm rõ nội dung vụ việc dân sự hoặc theo yêu cầu của đương sự và khi đó Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, việc trưng cầu giám định giúp làm sáng tỏ các vấn đề còn đang hoài nghi, làm căn cứ cơ sở để Thẩm phán ra quyết định cuối cùng một cách khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự tham gia tố tụng.
2. Quyền, nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng dân sự
Quyền và nghĩa vụ của người giám định được Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tại Điều 68 như sau:
Điều 80. Quyền, nghĩa vụ của người giám định Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
1. Người giám định có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
c) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
d) Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
đ) Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
g) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
h) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này và tại Điều 34 của Luật giám định tư pháp;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Như vậy, căn cứ dựa trên quy dịnh đã nêu có thể thấy trong thực hiện công việc của ngươi giám định, người giám định được quyền đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định, được đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định, và có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan. Bên cạnh đó trong thực tiễn xét xử vẫn còn có những quan điểm khác nhau về sự tham gia của người giám định trong tố tụng dân sự, chủ yếu về 02 vấn đề đó là về cách thức đảm bảo sự khách quan, vô tư của người giám định và vai trò của người giám định tại phiên tòa sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung quyền, nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng dân sự và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.