Khái quát chung về người đại diện trong tố tụng dân sự? Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự? Các trường hợp không được làm người đại diện?
Người đại diện là một loại chủ thể tham gia tố tụng dân sự, nhân danh đương sự tham gia một quan hệ pháp luật tố tụng cụ thể và thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đó nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Để đảm bảo quyền lợi và phát huy vai tro của người đại diện, pháp luật tố tụng dân sự được ban hành đã đưa ra những quy định cụ thể về người đại diện. Vậy, người đại diện là gì và các quy định cụ thể về người đại diện có nội dung ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về quyền, nghĩa vụ của người đại diện trong tố tụng dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về người đại diện trong tố tụng dân sự:
1.1. Người đại diện là gì?
Trong pháp luật tố tụng dân sự, người đại diện được biết đến là người nhân danh cho người khác trong việc tham gia tố tụng dân sự nhằm mục đích chính là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đó. Người đại diện trong tố tụng dân sự có thể là các cá nhân hoặc pháp nhân nhưng phải là người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự và đáp ứng các điều kiện cụ thể mà pháp luật quy định. Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện nên cần phải có một giới hạn nhất định cho hành vi đó. Người đại diện luôn nhân danh người khác và vì lợi ích của người khác tham gia tố tụng dân sự trong phạm vi đại diện mà pháp luật cho phép.
Các chủ thể là người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Và, theo quy định của
1.2. Người đại diện theo pháp luật:
Theo quy định tại Điều 85
“Người đại diện theo pháp luật theo quy định của bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, ta nhận thấy, ngoại trừ những trường hợp không đủ điều kiện làm người đại diện, thì người đại diện theo pháp luật của đương sự gồm những người được quy định tại Điều 136 và 137
Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cũng chính là người đại diện theo pháp luật trong
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên là người đại diện theo pháp luật của đương sự.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật của đương sự.
– Chủ thể là người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo hai trường hợp trên là người đại diện theo pháp luật của đương sự.
– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người đại diện theo pháp luật của đương sự.
Người đại diện theo pháp luật sẽ tham gia tố tụng dân sự và được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi đại diện.
1.3. Người đại diện theo ủy quyền:
Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của các nhân bao gồm các trường hợp cụ thể như sau:
– Cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định các giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của đương sự trong phạm vi ủy quyền mà pháp luật dân sự cho phép.
Ta nhận thấy, các chủ thể là người đại diện cho đương sự tham gia tố tụng có vai trò rất lớn. Người đại diện giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhất là trong trường hợp họ là người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự và làm rõ sự thật về vụ việc dân sự. Hiện nay, nhằm mục đích để đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét xử, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành có những quy định hạn chế quyền đại diện trong những trường hợp nhất định.
2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự:
Theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người đại diện có nội dung cụ thể như sau:
“1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”
Theo Điều 70
Tôn trọng Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa; Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà mình đại diện; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu trữ quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu chứng cứ đó cho mình; được biết, ghi chép tài liệu; đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án; tham gia phiên tòa;….
Đối với người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn:
Bên cạnh những quyền được nêu cụ thể bên trên thì người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn còn có những quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại Điều 186
– Người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn có quyền thay đổi nôi dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo quy định cụ thể tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Cần lưu ý rằng, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu chỉ được chấp nhận trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa thì chỉ được thay đổi bổ sung không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu (không được vượt quá về nội dung, tăng giá trị so với yêu cầu ban đầu,…).
– Người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc rút toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập theo quy định cụ thể tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đối với đại diện theo pháp luật của bị đơn:
Bên cạnh những quyền được quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người đại diện theo pháp luật của bị đơn còn có những quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Người đại diện theo pháp luật của bị đơn có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Người đại diện theo pháp luật của bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ nghĩa vụ của nguyên đơn.
– Người đại diện theo pháp luật của bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có lien quan đến việc giải quyết vụ án.
Đối với đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
Bên cạnh những quyền được quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn có những quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập khi người đại diện trong trường hợp này không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn.
– Người đại diện cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn thì có quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn đó.
3. Các trường hợp không được làm người đại diện:
Trước hết, một người để có thể làm người đại diện thì trước hết người đó phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ, nhằm mục đích để đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự mà họ đại diện. Như vậy, những người mà không có đủ năng lực hành vi tố tụng thì không thể làm người đại diện cho đương sự.
Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quyền đại diện bị hạn chế trong các trường hợp sau:
– Nếu người đại diện cùng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện thì quyền đại diện bị hạn chế.
– Nếu người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc quyền đại diện bị hạn chế.
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì những người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng thuộc một trong các trường hợp được nêu trên thì không được làm người đại diện.