Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia . Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế.
Quốc gia là một nước cũng chính là chủ thể có quyền năng nguyên thủy và quyền năng truyền thống. Quốc gia là chủ thể độc nhất có các khả năng để tự xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ cho chính mình. Thực tế cho thấy, quốc gia có quyền năng đầy đủ vì nó hội tụ được rất nhiều yếu tố trong đó có bốn yếu tố chính là có lãnh thổ thường xuyên, dân cư ổn định, có một chính phủ và có năng lực tham gia vào quan hệ quốc tế với các chủ thể khác và chủ quyền – thuộc tính chính trị pháp lý mà các chủ thể khác không có đầy đủ. Để tìm hiểu rõ hơn về quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia, bài viết sau các luật gia chuyên ngành luật quốc tế sẽ làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
Quyền quốc tế cơ bản và nghĩa vụ quốc tế cơ bản
Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia có thể hiểu là các quyền tự nhiên của một quốc gia với vai trò là một chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc tế. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia đã có ngay từ khi có tồn tại quốc gia với hội tụ đầy đủ những khả năng của nó mà không hề phụ thuộc vào sự công nhận của bất kỳ quốc gia nào khác. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế.
Cùng với xu hướng khu vực hóa đang gia tăng trong những thập niên gần đây, một số tổ chức quốc tế khu vực đã đạt được những thành tựu nhất định trong hợp tác về an ninh chính trị cũng như kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhưng để có thể trở thành trung tâm phối hợp hành động về các vấn đề quốc tế, phát huy được thế mạnh của các thiết chế này, các tổ chức quốc tế liên chính phủ toàn cầu cũng như khu vực cần được trao cho thẩm quyền lớn hơn. Những bước tiến dài của EU trong các lĩnh vực hợp tác khác nhau cũng có một phần xuất phát từ tính chất ‘siêu quốc gia’ mà các quốc gia thành viên đã trao cho Tổ chức này.
Dưới góc độ đó, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền năng đầy đủ khi tham gia quan hệ quốc tế, điều này thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản sau:
– Quyền quốc tế cơ bản:
+ Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;
+ Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể;
+ Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;
+ Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;
+ Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế;
+ Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.
– Nghĩa vụ quốc tế cơ bản:
+ Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;
+ Tôn trọng sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ của các quốc gia khác;
+ Không áp dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;
+ Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;
+ Tôn trọng những quy phạm Jus Cogens và những cam kết quốc tế;
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ trên đây, các quốc gia khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế có thể tự hạn chế những quyền và nghĩa vụ của mình trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định, không trái với các quy ước quốc tế.
Ví dụ: Thụy Sỹ tự hạn chế quyền và nghĩa vụ của mình khi tuyên bố theo đuổi con đường trung lập. Cũng có trường hợp quốc gia có thể gánh vác thêm những quyền và nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Ví dụ: Quyền vecto của 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Ngoài những quyền và nghĩa vụ cơ bản như các thành viên khác họ cũng gánh vác thêm những quyền và nghĩa vụ khác.
Tuy nhiên, những việc làm này không nhằm mục đích đưa đến một kết quả là quốc gia tự hạn chế hay mở rộng hơn chủ quyền đã được quy định trong quy chế pháp lý của quốc gia, mà quốc gia đang thực hiện chủ quyền về đối ngoại của mình xuất phát từ ý chí tự nguyện của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Quyền năng chủ thể của quốc gia được Luật quốc tế bảo hộ dựa trên cơ sở pháp lý
Trong điều kiện thế giới đầy biến động, sự tùy thuộc lẫn nhau sẽ ngày càng gia tăng thì quan điểm tuyệt đối hóa về chủ quyền, về công việc nội bộ, những quan ngại về sự lệ thuộc… cần được tính toán cân nhắc hợp lý. Phụ thuộc vào lợi ích mà các quốc gia trên cơ sở tự nguyện sẽ quyết định tham gia các liên kết quốc tế ở những cấp độ khác nhau nhằm hợp tác về chính trị, kinh tế, giải quyết tranh chấp phát sinh… Cùng với các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế, luật lệ của những liên kết này sẽ góp phần quan trọng đảm bảo lợi ích hợp pháp của các quốc gia.
Theo Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương liên hợp quốc, Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970, (Declaration on princ ples of international law concerning friendly relations and co-operation among states in accordance with the charter of the united nations, United Nations General Assembly Resolution 2625 (XXV), 24 October 1970), Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia và long trọng tuyên bố những nguyên tắc sau đây:
– Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những mục đích của Liên hợp quốc.
– Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế.
– Nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia khác, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
– Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương.
– Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
– Nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền của các quốc gia.
– Nguyên tắc các quốc gia thực hiện vợi sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
Mặc dù quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia cũng có hệ thống biện pháp chế tài, nhưng việc triển khai trong thực tiễn các biện pháp chế tài còn thiếu sự ‘quyết liệt’. Bên cạnh những ưu điểm nhất định, tính ‘tự cưỡng chế’ – đặc thù của chế tài trong luật quốc tế cũng có không ít những hạn chế, bất cập. Điển hình là đối với trường hợp cưỡng chế cá nhân mà chủ thể cưỡng chế lại là các quốc gia ở vị thế yếu hơn.
Vì vậy, đối với một số vụ việc vi phạm pháp luật quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình an ninh quốc tế, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia nhỏ, cộng đồng quốc tế cần sử dụng nhiều hơn hình thức cưỡng chế tập thể. Hiện nay, cưỡng chế tập thể chủ yếu được sử dụng trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Ở các mức độ khác nhau, các biện pháp chế tài tập thể thường hiệu quả hơn nhiều, nhất là khi đối tượng phải gánh chịu chế tài là cường quốc.
Ngoài ra, các liên kết song phương hoặc đa phương nhằm đảm bảo an ninh cũng là giải pháp mà những quốc gia ở vị thế yếu hơn cần tính đến. Những đảm bảo an ninh của Mỹ đối với Nhật Bản và Philipin chính là những mô hình cần được các quốc gia hữu quan quan tâm nhân rộng để Luật quốc tế thực sự là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Thực hiện quyền năng chủ thể Luật quốc tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, một trong những yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định dẫn đến những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội chính là việc triển khai đường lối tích cực, chủ động hội nhập khu vực và toàn cầu. Kể từ bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay Việt Nam đã gia nhập một số tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO… và mới đây nhất là Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế. Ngoài việc tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương, Việt Nam cũng đã gia nhập và trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương phổ cập như Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế, Công ước về chống tra tấn năm 1984, Công ước về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia năm 2000,
Trong phạm vi quốc gia, để thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế, Việt Nam cũng đã ban hành và sửa đổi khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật như
Những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị của Việt Nam trong nhiều năm qua là minh chứng đầy thuyết phục cho tính đúng đắn của chính sách, đường lối đối ngoại cũng như đối nội của Việt Nam. Cùng với việc khẳng định uy tín, vị thế trên trường quốc tế, Việt Nam cũng có vai trò quan trọng duy trì hòa bình ổn định, thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực cũng như toàn cầu.