Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có quyền lợi gì không? Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước theo luật mới?
Hiện nay theo quy định của pháp luật về lao động thì việc chấm dứt hợp đồng không chỉ dựa trên ý chí của các bên mà còn có thể xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của một trong hai bên giao kết
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước:
- 2 2. Thời hạn báo trước của việc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động:
- 3 3. Các quyền lợi mà người lao động được hưởng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
- 4 3. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
- 5 4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
- 6 5. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
1. Các trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước:
Tương tự như người sử dụng lao động, người lao động cũng có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết nếu có một trong những lý do chính đáng được quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
– Người lao động không được người sử dụng lao động trả đủ lương hoặc nhận lương không đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động trừ trường hợp vì những lý do bất khả kháng và người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp để khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn mà buộc phải chậm lương.
– Không được người sử dụng lao động bố trí theo đúng theo công việc, đúng địa điểm làm việc hoặc các điều kiện làm việc không được đảm bảo như những thỏa thuận ban đầu trừ trường hợp tạm thời điều chuyển người lao động sang làm một công việc khác khi có lý do chính đáng theo quy định của luật.
– Người lao động bị người lao động khác hoặc người sử dụng lao động quấy rối tình dục ngay tại nơi làm việc.
– Người lao động đã đủ tuổi để nghỉ hưu, cụ thể là bắt đầu từ năm 2021, đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng. Từ năm 2022 trở đi mỗi năm độ tuổi nghỉ hữu sẽ tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi năm 2028 lao động nam đủ 62 tuổi và đến năm 2035 lao động nữ đủ 60 tuổi nếu các bên không có các thỏa thuận khác.
– Khi trong quá trình làm việc mà bị người sử dụng lao động có các lời nói, hành vi nhằm nhục mạ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; các hành vi đánh đập, ngược đãi hoặc cưỡng bức lao động.
– Các thông tin về công việc, điều kiện, địa điểm làm việc, tiền lương, hình thức trả lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo vệ bí mật kinh doanh, công nghệ và các vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động không được người sử dụng lao động cung cấp một cách trung thực gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
– Là lao động nữ hiện đang mang thai phải nghỉ việc do nếu tiếp tục làm việc sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi khi có sự xác nhận của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
2. Thời hạn báo trước của việc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động:
Nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì khi người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian nhất định như sau:
– Đối với
– Đối với
– Đối với
– Riêng đối với một số các ngành, nghề và công việc đặc thù thì thời hạn báo trước sẽ do Chính phủ quy định.
3. Các quyền lợi mà người lao động được hưởng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
3.1. Tiền lương và các khoản tiền khác:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48
3.2. Trợ cấp thôi việc:
– Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ được người sử dụng lao động chi trả khoản trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ điều kiện là đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Tuy nhiên nếu người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng hoặc đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người sử dụng sẽ không phải chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động.
– Theo đó mức hưởng trợ cấp thôi việc được tính như sau: cứ mỗi năm người lao động làm việc sẽ được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Trong đó:
+ Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc được xác định là tiền lương trung bình 06 tháng cuối cùng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc được quy định trong hợp đồng lao động.
+ Thời gian làm việc được xác định là tổng thời gian mà người lao động đã làm việc trên thực tế cho người sử dụng lao động nhưng sẽ trừ đi khoảng thời gian người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và trừ đi khoảng thời gian làm việc mà đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
3.1. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
– Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
+ Khi người lao động nghỉ việc nếu không phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc không phải thuộc trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
+ Đảm bảo về thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp: nếu hợp đồng lao động là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng từ đủ 12 tháng trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động; nếu nếu hợp đồng lao động là hợp đồng có xác định và không xác định thời hạn thì phải đóng từ đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
+ Sau thời gian 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động chưa tìm được việc làm mới trừ một số trường hợp luật quy định không được hưởng.
+ Đăng ký và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
– Mức hưởng, thời gian, thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
+ Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính theo công thức lấy mức bình quân tiền lương trong vòng thời hạn 06 tháng cuối liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc nhân với 60%. Tuy nhiên mức hưởng tối đa không được quá 05 lần mức lương cơ sở nếu người lao động có chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và không được quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng nếu người lao động có chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
+ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, tiếp đó người lao động cứ đóng thêm đủ 12 tháng thì được cộng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng mức hưởng tối đa không quá 12 tháng.
+ Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính bắt đầu từ ngày thứ 16 kể từ ngày người lao động nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3.2. Chế độ bảo hiểm xã hội một lần:
– Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
+ Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì sau một năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần.
+ Những người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
+ Sau khi nghỉ việc ra nước ngoài định cư.
+ Những người bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như các căn bệnh về bại liệt, ung thư, phong, lao nặng, xơ gan cổ chướng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS cần phải có người trợ giúp, theo dõi, chăm sóc hoàn toàn; người bị mắc các bệnh khác nhưng có mức suy giảm khả năng lao động hoặc có mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và hiện nay không thể tự phục vụ được cho nhu cầu sinh hoạt của bản thân mà phải có người trợ giúp, theo dõi, chăm sóc hoàn toàn.
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
+ Mỗi năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 thì một năm bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
+ Mỗi năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014 thì một năm bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
+ Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần được hưởng bằng số tiền đã đóng nhưng mức hưởng tối đa không quá 02 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
4.1. Các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
Là khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng các quy định, các lý do về việc chấm dứt hợp đồng nêu trên.
4.2. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
– Sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
– Hoàn trả cho người sử dụng lao động các chi phí đào tạo theo quy định.
– Bồi thường 1/2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với số tiền lương dựa trên hợp đồng lao động đối với những ngày mà người lao động không thực hiện việc báo trước cho người sử dụng lao động.
5. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo quy định tại Điều 38