Quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự của đương sự được quy định như sau:
Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Theo quy định này, quyền khởi kiện vụ án dân sự thuộc về cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm hại hay tranh chấp. Các chủ thể này tự mình thực hiện quyền khởi kiện hoặc có thể thông qua người đại diện hợp pháp của mình. Thông thường, cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự và có quyền, lợi ích bị xâm hại thì tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho người đại diện thực hiện việc khởi kiện nếu xét thấy cần thiết. Trường hợp cá nhân có quyền, lợi ích bị xâm hại không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của họ. Đối với các chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình,… thì việc khởi kiện do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Pháp luật quy định một số chủ thể đặc biệt được thực hiện quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước:
“Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do
Theo quy định của pháp luật, các chủ thể có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước theo quy định của pháp luật bao gồm: người đại diện hợp pháp của người có quyền, lợi ích bị xâm phạm, cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn cấp trên của Công đoàn cấp cơ sở và cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định mà lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Tòa án bảo vệ thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách. Quyền khởi kiện của các chủ thể này được hạn chế trong phạm vi nhất định, đó là một số vụ việc về hôn nhân và gia đình, lao động và một số chủ thể đặc biệt cần phải được bảo vệ.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự còn được thể hiện ở quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự. Đương sự có thể yêu cầu Tòa án xác định một sự kiện pháp lý nào đó, công nhận hoặc không công nhận các quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
>>> Luật sư
Bên cạnh quyền khởi kiện vụ án dân sự và quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự còn thể hiện ở quyền quyết định khởi kiện hoặc không khởi kiện lại vụ án dân sự đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đối với một số vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình do tính chất đặc thù về loại việc nên mặc dù vụ việc đã được Tòa án giải quyết bằn bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng pháp luật cho phép đương sự được khởi kiện lại vụ án đó: đối với vụ án ly hôn mà Tòa án đã bác yêu cầu ly hôn, đương sự có quyền khởi kiện xin ly hôn lại sau thời hạn 1 năm kể từ ngày bản án bác yêu cầu ly hôn có hiệ lực pháp luật; vụ án về thay đổi người nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, thay đổi mức bồi thường thiệt hại,… đương sự có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự.