Tổ chức xã hội cũng có quyền khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc giải quyết tranh chấp tại tòa án.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc dùng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài.
Về quyền khởi kiện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để chuên nghiệp hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng từ phía các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, thực tiễn xét xử đã cho thấy cần phải thừa nhận quyền khởi kiện của các tổ chức này đối với sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm của nhà kinh doanh bởi:
– Khởi kiện thông qua các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng sẽ giúp cho người tiêu dùng nhanh chóng tiếp cận công lý và loại bỏ được những rào cản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình;
– Khởi kiện thông qua các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng sẽ giúp cho người tiêu dùng không phải trả chi phí quá lớn để tiếp cận công lý. Với vai trò là người bảo trợ, hỗ trợ, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng sẽ trợ giúp họ với nhiều phương thức và cơ chế hỗ trợ đa dạng như: test miễn phí tại các trung tâm giám định của tổ chức trợ giúp kinh phí theo phương thức hoàn trả sau, hỗ trợ tư vấn…;
– Khởi kiện thông qua các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng thoe đuổi các mục tiêu riêng. Với cơ chế này, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người tiêu dùng. Qua đó, nó cũng tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể sử dụng hiệu quả vũ khí cuối cùng của mình: tẩy chay các sản phẩm, dịch vụ thiếu an toàn, kém chất lượng; tẩy chay các phương thức kinh doanh lạc hậu, thiếu văn minh…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tại Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã thừa nhận quyền khởi kiện trực tiếp của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Luật cũng quy định chi tiết nghĩa vụ thông báo thông tin về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện, cụ thể là:
“…Nội dung thông báo quy định bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị khởi kiện;
2. Tổ chức, xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện;
3. Nội dung khởi kiện;
4. Thủ tục và thời hạn đăng ký tham gia vụ án”
Tòa án có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.