Trong lĩnh vực kinh doanh doanh thương mại, cá nhân là người quản lý có hành vi vi phạm thì thành viên Hộ đồng có thể vì lợi ích của cá nhân hoặc vì lợi ích chung của cả doanh nghiệp khởi kiện. Vậy quyền khởi kiện của thành viên đối với Chủ tịch, Giám đốc được ghi nhận thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền khởi kiện của thành viên đối với Chủ tịch, Giám đốc:
Trong bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc giữ vị trí quan trọng để có thể lãnh đạo, phát triển công ty theo đường hướng đã xây dựng. Trên thực tế, cũng không trahs khỏi trường hợp một trong số cá nhân giữ chức danh nêu trên có các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên và cũng ảnh hưởng đến lợi ích của cả doanh nghiệp nên pháp luật có đề cập đến quyền được khởi kiện trong doanh nghiệp. Theo Khoản 1 Điều 166
– Các cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong trường hợp sau đây:
+ Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Điều 165 của
+ Việc vi phạm thể hiện ở dưới dạng là không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao;
+ Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
+ Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật khác có đề cập đến những trường hợp được khởi kiện thì sẽ thực hiện quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Như vậy, cổ đông, nhóm cổ đông phải đảm bảo điều kiện đầu tiên là sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong các trường hợp đã nêu.
Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 165
– Có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
– Khi nhận được sự tin tưởng của các thành viên trong Hội đồng quản trị thì phải nhân danh cá nhân này thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
– Tuyệt đối trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông là một trong những nguyên tắc cần được tôn trọng và thực hiện trong suốt thời gian cá nhân là người quản lý công ty; đồng thời cũng không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Ngoài ra, cần tuân thủ việc thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung kê khai cho công ty về các lợi ích liên quan của mình của Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty;
– Và một số trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Trình tự khởi kiện của thành viên đối với Chủ tịch, Giám đốc:
Theo Khoản 2 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị thuộc thẩm quyền của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi thành viên Hội đồng quản trị cư trú hoặc làm việc.
– Hồ sơ khởi kiện cần chuẩn bị trong trường hợp này:
Cá nhân cần chuẩn bị đơn theo mẫu quy định theo mẫu 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, trong đơn phải chứa đựng các nội dung chính sau đây:
+ Thể hiện được ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+ Thông tin về Tòa án nhận đơn khởi kiện;
+ Ngoài ra, cũng phải ghi nhận về tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện/người bị kiện/người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của /người bị kiện/người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
+ Đối với trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì cần ghi rõ địa chỉ đó;
+ Trong vụ việc khởi kiện nếu có thêm sự tham gia của người có quyền nghĩa vụ liên quan thì cũng cần có tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
Bên cạnh đơn khởi kiện thì cần gửi kèm theo danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
– Thủ tục giải quyết yêu cầu khởi kiện:
+ Cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ đã được giới thiệu đơn khởi kiện;
+ Sau khi chuẩn bị thì sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền, cá nhân có thể lựa chọn phương thức sau: Nộp trực tiếp tại tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
+ Toà án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện:
++ Khi hồ sơ của cá nhân được gửi đến Tòa án có thẩm quyền thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Chánh án Toà án phân công 1 Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
++ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn và ra 1 trong các quyết định: đứa ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu thấy cần thiết; còn trong trường hợp đã đảm bảo tính hợp lệ thì tiến hành thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn nếu đủ điều kiện; Khi xem xét đơn, Tòa án tiếp nhận không thuộc thẩm quyền xử lý thì có trách nhiệm hỗ trợ chuyển đơn khởi kiện cho toà có thẩm quyền hoặc trả lại đơn cho người khởi kiện.
++ Thông báo cho người khởi kiện về kết quả xử lý đơn và ghi chú vào sổ nhận đơn
+ Tòa án thông báo thụ lý vụ án nếu ra quyết định thụ lý vụ án:
Việc thống báo thụ lý vụ án sẽ được thực hiện bởi cá nhân đang là Thẩm phán, thời hạn thực hiện là trong vòng 3 ngày làm việc, khi thông báo phải lập bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Viện kiểm sát cùng cấp;
+ Chuẩn bị xét xử:
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với thành viên với Chủ tịch hoặc Giám đốc là trong vòng 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (trừ trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc có yếu tổ nước ngoài), và có thể được gia hạn thời hạn nhưng không quá 1 tháng.
+ Tiến hành mở phiên toà xét xử: Thời gian để thực hiện thủ tục này là trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; Trong một số trường hợp có thể kéo dài hơn nếu có lý do chính đáng, cụ thể là 02 tháng.
3. Chi phí khởi kiện của thành viên đối với Chủ tịch, Giám đốc:
Theo Khoản 2 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty được tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp bị bác yêu cầu khởi kiện. Theo
– Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch: 3.000.000 đồng
– Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch:
a | Từ 60.000.000 đồng trở xuống | 3.000.000 đồng |
b | Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% của giá trị tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng |
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật Doanh nghiệp 2020;
–
THAM KHẢO THÊM: