Quy định về khởi tố vụ án hình sự? Quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự? Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập, mở đầu cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong đó, Cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật nhằm xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Theo
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về khởi tố vụ án hình sự:
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 143, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
4.Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”
2. Đặc điểm của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự:
Một là, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên, được bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghi khởi tổ (vào số thụ lý tin báo) và thời điểm kết thúc là việc cơ quan có thẩm quyển ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Hai là chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ hình sự gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân
Ba là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có nhiệm vụ xác định sự việc xày ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tổ hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Để khởi tố vụ án hình sự, pháp luật tố tung hình sự chỉ yêu cầu có sự việc xây ra trên thực tế và sự việc đó có dấu hiệu của tội phạm mà không cần có đủ yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể. Bởi vì, quyết định khởi tố vụ án chưa có nghĩa là buộc tội bất một ai, mà chỉ là mở đầu một vụ án để Cơ quan điều tra có căn cứ tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể nhằm xác định sự thật của vụ ản.
Bốn là, thời hạn tổ tụng dành cho giai đoạn khởi tố ụ án hình sự được luật tố tụng hình sự quy định là hai mươi ngày (trừ trường hợp sự việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thi có thể kéo dãi hơn, nhưng tối đa không quá bốn tháng). Hết thời hạn này, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu xác đình có dấu hiệu của tôi phạm hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự nếu không có dấu hiệu của tôi phạm hoặc quyết định tam đình chỉ giải quyết tin bảo nếu chưa có căn cử để ra một trong hai quyết định trên.
Năm là hoạt động đặc trưng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là hoạt động tiếp nhận và giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Sau khi tiếp nhận thông tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh Trong thời hạn theo luật định, nếu xác định thông tin có dầu hiệu của tội phạm thì phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu không có dấu hiệu của tội phạm thi phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình. Nếu chưa có căn cứ ra một trong hai quyết định trên thi phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết tin báo.
Sáu là, trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, các biện pháp mà cơ quan có thẩm quyền được áp dụng gồm biện pháp yêu cầu các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết, có liên quan đến sự việc cần phải kiểm tra, xác minh; biện pháp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; tạm giữ,; lấy lời khai; trưng cầu giám định; yêu cầu định giá tài sản;..
Ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự:
– Khởi tố vụ án hình sự góp phàn bảo đảm cho việc nhanh chóng phát hiện mọi hành vi phạm tội, người phạm tội.
– Khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tó tụng Hình sự 2015. Nếu chưa có hoạt động khởi tố vụ án hình sự thì chưa được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số hoạt động được tiến hành trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.
– Khởi tố vụ án hình sự góp phần bảo đảm quyền co người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự:
Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Viện kiểm sát có trách nhiệm khởi tố vụ án. Cụ thể trong trường hợp Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố và trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, Viện kiểm sát chủ yếu thực hiện chức năng kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của việc khởi tố và xử lý vụ án hình sự.
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã quy định cụ thể chức năng, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
– Thực hiện quyền kiểm sát đối với các vụ án phản quốc, chia rẽ đất nước và các vụ án phạm tội to lớn, phá hoại nghiêm trọng việc thực hiện thống nhất chính sách, pháp luật, pháp lệnh, quy chế hành chính của Nhà nước.
– Tiến hành điều tra đối với các vụ án hình sự được trực tiếp thụ lý.
– Kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự do cơ quan công an tiến hành; quyết định việc bắt giữ, truy tố hoặc miễn tố đối với các vụ án do cơ quan công an điều tra; thực hiện việc giám sát xem hoạt động điều tra của cơ quan công an có hợp pháp hay không.
– Khởi tố và hỗ trợ truy tố đối với các vụ án hình sự; thực hiện giám sát hoạt động xét xử của Toà án nhân dân xem có tuân thủ đúng pháp luật hay không.
– Thực hiện giám sát đối với việc chấp hành phán quyết và quyết định của các vụ án hình sự, hoạt động của trại giam, nơi tạm giam và cơ quan cải tạo lao động có hợp pháp hay không.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
– Kiểm sát điều tra: Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc khởi tố của cơ quan công an; phê chuẩn lệnh bắt giữ của cơ quan công an; kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra của cơ quan công an và điều tra viên… bảo đảm việc điều tra được thực hiện đúng pháp luật; khắc phục tình trạng bắt giữ trái phép, ép cung, bức cung, hãm hại báo thù, khám xét trái phép, xâm phạm thân thể, quyền dân chủ của công dân…
– Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp điều tra các tội phạm tham nhũng, chủ yếu là điều tra các tội tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội vì vụ lợi, cán bộ cơ quan nhà nước không làm tròn nhiệm vụ, lợi dụng chức quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân…
Viện kiểm sát nhân dân các cấp đều có một bộ phận làm nhiệm vụ điều tra tội phạm tham nhũng. Tương tự như các nước khác, những người này là kiểm sát viên chứ không phải là điều tra viên như ở nước ta. Trong hoạt động điều tra, họ có quyền yêu cầu cơ quan công an và các cơ quan chuyên môn khác hỗ trợ khi cần thiết.
– Truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử, luận tội và đưa ra mức hình phạt.
– Kiểm sát xét xử hình sự: giám sát tính hợp pháp trong các phán quyết và quyết định của Toà án nhân dân, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật.
4. Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự:
– Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
Như vậy, Viện kiểm sát có thể trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi: Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; trực tiếp phát hiện dấu hiệu phạm tội; có yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.