Khái niệm cơ quan đăng ký kinh doanh là gì? Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014 và nay là Luật doanh nghiệp năm 2020.
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì?
Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân. Các quyền, nghĩa vụ và thẩm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh đã được quy định tại Luật doanh nghiệp 2005,
2. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2014
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền đăng ký kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh thuộc về rất nhiều cơ quan nhà nước, được quy định trong nhiều văn bản khác nhau. Pháp luật quy định các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp tỉnh. Cụ thể, Điều 209 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp;
e) Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định hệ thống tổ chức Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp được quy định tại
Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định 78/2015/NĐ-CP (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
– Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp.
– Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
– Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
– Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
*Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện:
– Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
– Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
– Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết;
– Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
– Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 78 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
– Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Luật sư
Như vậy, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh không chỉ dừng chấm dứt tại thời điểm khi cấp GCNĐKKD cho doanh nghiệp mà còn tiếp tục được thực hiện trong quá trình doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Việc quy định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh như trên là hợp lý bởi trong cơ chế mới không có sự kiểm soát chặt chẽ ở khâu đầu vào, Nhà nước chỉ thực hiện việc đăng kí sau đó thực hiện công tác “ hậu kiểm”. Việc đăng ký kinh doanh được tiến hành tại cơ quan đăng kí kinh doanh nên mọi thông tin về các chủ thể kinh doanh, cơ quan ĐKKD đều nắm rõ nhất nên họ có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc kiểm tra đối với doanh nghiệp, các chủ thể hoạt động kinh doanh.
2. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh
Nhiều cá nhân, tổ chức muốn đăng ký kinh doanh hoặc đã từng đăng ký kinh doanh nhưng lại chưa hề biết được quyền hạn, nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh là gì? Bài viết mang tính lý luận sau đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu được một phần nào về thẩm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh nói riêng và về đăng ký kinh doanh nói chung.
Kinh doanh đã trở thành một nghề trong xã hội, hoạt động kinh doanh mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ thể kinh doanh và đáp ứng yêu cầu của đời sống cộng đồng. Bất cứ một cá nhân, tổ chức nào có đủ điều kiện để đăng kí kinh doanh đều có thể đăng kí với nhà nước. Có thể hiểu ĐKKD là hoạt động khai để được ghi tên vào sổ sách của Nhà nước về một hoạt động sản xuất, kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Dưới góc độ pháp lý, ĐKKD là một thủ tục pháp lý khai sinh ra một doanh nghiệp.
ĐKKD được đặt ra như một biện pháp đầu tiên để Nhà nước tiến hành quản lý đối với các hoạt động kinh doanh, thể hiện quyền tự do dân chủ trong ” khuôn khổ” của công dân một cách sâu sắc.
II. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng kí kinh doanh
1. Cơ quan đăng kí kinh doanh
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền đăng kí kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh thuộc về rất nhiều cơ quan nhà nước, được quy định trong nhiều văn bản khác nhau. Theo quy định của
Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về các cơ quan có thẩm quyền ĐKKD mà giao quyền đó cho Chỉnh phủ. Các cơ quan có thẩm quyền ĐKKD đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp được quy định cụ thể tại chương II Luật Doanh nghiệp 2005 và được quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau :
“Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).
b) Ở cấp huyện: thành lập Phòng đăng kí kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.
Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 11 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).”
2. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng kí kinh doanh
Căn cứ theo Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 43/NĐ-CP, có thể thấy rõ thẩm quyền của cơ quan đăng kí kinh doanh cụ thể như sau :
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.
4. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
5. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại Điều 59 Nghị định này.
7. Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cấp huyện về hộ kinh doanh trên địa bàn.
3. Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
4. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết.
5. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Điều 61 Nghị định này.
7. Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan ĐKKD không chỉ dừng chấm dứt tại thời điểm khi cấp GCNĐKKD cho doanh nghiệp mà còn tiếp tục được thực hiện trong quá trình doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Việc quy định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan ĐKKD như trên là hợp lý bởi trong cơ chế mới không có sự kiểm soát chặt chẽ ở khâu đầu vào, Nhà nước chỉ thực hiện việc đăng kí sau đó thực hiện công tác “ hậu kiểm”.
Việc ĐKKD được tiến hành tại cơ quan đăng kí kinh doanh nên mọi thông tin về các chủ thể kinh doanh, cơ quan ĐKKD đều nắm rõ nhất nên họ có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc kiểm tra đối với doanh nghiệp, các chủ thể hoạt động kinh doanh