Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển trong tố tụng hình sự là gì? Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển trong tố tụng hình sự Tiếng Anh là gì? Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển trong tố tụng hình sự?
Điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự. Quá trình điều tra vụ án hình sự đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan như Cơ quan điều tra, Kiểm sát,
1. Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển trong tố tụng hình sự là gì?
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thành lập ngày 28/8/1998 theo Quyết định số 1069/1998/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng, với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động được quy định tại Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
Trong tố tụng hình sự, Lực lượng cảnh sát biển đóng vai trò quan trọng, là một trong những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 164 BLTTHS 2015
2. Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển trong tố tụng hình sự
Lực lượng cảnh sát biển khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình có nhiệm vụ, quyền hạn:
Trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng phạm tội quả tang có chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng
Lực lượng cảnh sát biển có quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
Lực lượng cảnh sát biển tiến hành một số hoạt động điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
Trường hợp tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp
Lực lượng cảnh sát biển có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
Lực lượng cảnh sát biển tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định và thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra do Bộ luật tố tụng Hình sự quy định.
Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
Thẩm quyền điều tra cụ thể lực lượng Cảnh sát biển
– Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346, 347 và 348 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý thì có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc Điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
– Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến việc giải quyết, lấy lời khai, trưng cầu giám định khi cần thiết và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
– Cảnh sát biển Việt Nam có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Thẩn quyền của các cơ quan thuộc lực lượng cảnh sát biển
– Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật tổ chức các cơ quan điều tra Hình sự
– Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy có quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật tổ chức các cơ quan điều tra Hình sự đối với các tội phạm quy định tại các Điều 249, 250, 251, 252, 253 và 254 của Bộ luật hình sự.
– Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các hoạt động Điều tra theo thẩm quyền, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Phó Hải đoàn trưởng, Phó Hải đội trưởng và Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra theo quy định
– Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyết định huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật khi có yêu cầu; có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở, tích cực chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển. đồng thời dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Trong những năm gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trốn thuế… trên biển sẽ diễn biến phức tạp; các đối tượng tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại sẽ liên tục sử dụng thủ đoạn rất tinh vi, manh động để trục lợi bất hợp pháp gây khó khăn trong công tác điều tra của lực lượng chức năng. Trước tình hình đó, Cảnh sát biển trở thành “lá chắn thép” phòng chống tội phạm trên biển. Cùng với cơ quan điều tra, lực lượng cảnh sát biển luôn chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng chức năng, các địa phương; kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, tội phạm trên biển, trọng tâm là đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại… để góp phần vào giữ vững an ninh, trật tự trên khu vực biển và tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại, sản xuất, kinh doanh trên cơ sở các quy định của pháp luật.