Quyền hạn điều tra của Hải quan, Kiểm lâm theo Bộ luật tố tụng hình sự là gì? Quyền hạn điều tra của Hải quan, Kiểm lâm theo Bộ luật tố tụng hình sự Tiếng Anh là gì? Quyền hạn điều tra của Hải quan, Kiểm lâm theo Bộ luật tố tụng hình sự?
Mỗi một vụ án hình sự đều có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau nên việc giải quyết một hình sự vụ án thường khá khó khăn, phức tạp và yêu cầu có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan như Cơ quan điều tra, Kiểm sát,
1. Quyền hạn điều tra của Hải quan, Kiểm lâm theo Bộ luật tố tụng hình sự
Trong giai đoạn điều tra của một vụ án hình sự, cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để tìm ra tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm căn cứ cho việc xét xử của Tòa án.
Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là: xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra; xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Trong đó, lực lượng Hải quan, Kiểm lâm được giao thực hiện một số công tác điều tra nói trên. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định chi tiết quyền hạn của những cơ quan này tại Điều 164 BLTTHS 2015
2. Quyền hạn điều tra của Hải quan, Kiểm lâm theo Bộ luật tố tụng hình sự Tiếng Anh là gì?
Quyền hạn điều tra của Hải quan, Kiểm lâm theo Bộ luật tố tụng hình sự Tiếng Anh là: “Investigating powers of Customs and Forest rangers comply with the Criminal Procedure Code”.
3. Quyền hạn điều tra của Hải quan, Kiểm lâm theo Bộ luật tố tụng hình sự
Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn:
Trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng:
Chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra trong trường hợp phạm tội quả tang, có chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng vụ.
Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;
Trường hợp tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp
Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Các cơ quan của Hải quan, Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định và thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra theo quy định tố tụng hình sự
Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm.
Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Hải quan
Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 188, 189 và 190 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng phạm tội quả tang có chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng:
Cơ quan Hải quan có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành một số các hoạt động điều tra như:
Lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp Điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,
Sau khi kết thúc Điều tra Cơ quan Hải quan có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án
Trường hợp tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp
Cơ quan Hải quan có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện một số hoạt động điều tra như: lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi cất giữ hàng hóa trong khu vực kiểm soát của Hải quan,
Cơ quan Hải quan có quyền có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra theo quy định
Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Nhiệm vụ, quyền hạn Điều tra của Kiểm lâm
Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng phạm tội quả tang có chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng
Cơ quan Kiểm lâm có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành một số hoạt động điều tra như: khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Sau khi kết thúc Điều tra, Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án
Trường hợp tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp
Cơ quan Kiểm lâm có quyền ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành thực hiện một số hoạt động điều tra như: khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra theo quy định
Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra, Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm có trách nhiệm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật bảo đảm sự công tác điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.