Cơ quan quản lý kiểm soát thu nhập, tài sản có nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống tham những, thực hiện việc quản lý và cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập của những đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quy định về quyền hạn của hệ thống cơ quan kiểm soát thu nhập, tài sản:
Mục lục bài viết
1. Cơ quan nào có quyền kiểm soát tài sản, thu nhập?
Căn cứ Điều 30 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2020 Luật phòng chống tham nhũng quy định cơ quan có quyền kiểm soát tài sản, thu nhập gồm có:
– Thanh tra Chính phủ: thực hiện kiểm soát những đối tượng sau:
+ Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
+ Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
– Thanh tra tỉnh: thực hiện kiểm soát những đối tượng là người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương (ngoại trừ những đối tượng thuộc quyền kiểm soát của Thanh tra Chính phủ).
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: thực hiện kiểm soát những đối tượng là người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (ngoại trừ những đối tượng thuộc quyền kiểm soát của Thanh tra Chính phủ).
– Cơ quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu: thực hiện kiểm soát những đối tượng là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
– Văn phòng Quốc hội: thực hiện kiểm soát đối tượng là người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
– Văn phòng Chủ tịch nước: thực hiện kiểm soát đối tượng là người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước.
– Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước: thực hiện kiểm soát đối tượng là người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước.
– Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội: thực hiện kiểm soát đối tượng là người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức đó.
2. Quyền hạn của hệ thống cơ quan kiểm soát thu nhập, tài sản:
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2020 Luật phòng chống tham nhũng quy định quyền hạn của hệ thống cơ quan kiểm soát thu nhập, tài sản cụ thể như sau:
– Khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan có thẩm quyền được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình.
– Nhằm mục đích cho việc xác minh tài sản, thu nhập, được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.
– Thực hiện xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
– Nhằm mục đích ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật.
– Nhằm mục đích phục vụ công việc xác định, được quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản.
3. Nhiệm vụ của hệ thống cơ quan kiểm soát thu nhập, tài sản:
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2020 Luật phòng chống tham nhũng quy định nhiệm vụ của hệ thống cơ quan kiểm soát thu nhập, tài sản cụ thể như sau:
– Phải có nhiệm vụ giữ bí mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập.
– Thực hiện quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập.
– Áp dụng hoặc có nhiệm vụ đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập.
– Khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định thì phải thực hiện cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập.
– Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Kê khai tài sản, thu nhập theo phương thức nào?
– Thực hiện kê khai lần đầu đối với những đối tượng:
+ Người đang giữ vị trí công tác là cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Người lần đầu giữ vị trí công tác là cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
– Thực hiện kê khai bổ sung: trường hợp nào người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên thì sẽ thực hiện kê khai bổ sung.
– Thực hiện kê khai hàng năm đối với:
+ Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên: thực hiện kê khai hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
+ Những đối tượng không phải là Giám đốc sở và tương đương trở lên làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ: thực hiện kê khai hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
– Tiến hành kê khai phục vụ công tác cán bộ đối với:
+ Người có nghĩa vụ kê khai là cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác: thời gian thực hiện kê khai hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác.
+ Người có nghĩa vụ kê khai là người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân: thực hiện kê khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2020 Luật phòng chống tham nhũng.
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng
THAM KHẢO THÊM: