Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách chính là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Tòa án. Vậy quyền hạn của Giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền hạn của Giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê:
1.1. Doanh nghiệp tư nhân có được thuê giám đốc không?
Điều 190 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, về việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc là Tổng giám đốc để quản lý, để điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách chính là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo đúng những quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc là làm Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; ở trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn được thuê những người khác làm Giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
1.2. Quy định về quyền hạn của Giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê:
Vì chủ doanh nghiệp tư nhân là người đầu tư vốn để tiến hành kinh doanh của doanh nghiệp nên người này sẽ có toàn quyền quyết định đối với các hoạt động của doanh nghiệp cũng như là việc sử dụng lợi nhuận như thế nào sau khi đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định. Như đã phân tích ở mục trên, chủ Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn được thuê những người khác làm Giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp tư nhân. Trách nhiệm của giám đốc được thuê để quản lý, điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp tư nhân đã được quy định theo nghĩa vụ ủy quyền theo quy định pháp luật dân sự.
Như vậy, giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê có các quyền hạn sau đây:
– Thực hiện những hoạt động, công việc mà được chủ doanh nghiệp ủy quyền.
-Tiến hành thực hiện các công việc mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã ủy quyền và phải báo cho chủ doanh nghiệp tư nhân biết về việc thực hiện các công việc đó.
– Trong phạm vi được chủ doanh nghiệp tư nhân ủy quyền thì khi đó giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê phải báo cho bên thứ ba thực hiện ủy quyền về phạm vi và thời hạn ủy quyền.
– Giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê phải bảo quản và giữ gìn những phương tiện và tài liệu được giao để thực hiện các công việc đã được ủy quyền.
– Giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê phải giữ bí mật về các thông tin mà mình biết được có liên quan đến hoạt động kinh doanh và những thông tin bảo mật khác của doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện các công việc ủy quyền.
– Giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê khi thực hiện những công việc ủy quyền tạo ra lợi ích thì phải giao lại lợi ích đó cho chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Nếu giám đốc được chủ doanh nghiệp tư nhân thuê mà không thực hiện đúng về những công việc ủy quyền và vi phạm các nghĩa vụ trên thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Lưu ý rằng, tất cả các hoạt động mà giám đốc được thuê làm theo nội dung ủy quyền thì chủ doanh nghiệp tư nhân cũng sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động đó.
2. Giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê có được mua lại chính doanh nghiệp đó:
Điều 192 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho các cá nhân, tổ chức khác.
– Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian vào trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và các chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
– Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo các quy định của pháp luật về doanh nghiệp
Thêm nữa, tại Điều 188 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chính mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là người chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp ở trong công ty hợp danh, trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Theo đó, giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê hoàn toàn được quyền mua lại chính doanh nghiệp đó, chỉ cần giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê không thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Là chủ của một doanh nghiệp tư nhân khác.
– Là chủ hộ kinh doanh.
– Là thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Lưu ý rằng, sau khi giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê đã mua lại chính doanh nghiệp đó thì phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Nếu như giám đốc doanh nghiệp tư nhân được thuê đã mua lại chính doanh nghiệp đó không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, bởi tại Điều 56 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có quy định về phạt vi phạm về doanh nghiệp tư nhân, Điều này có quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc là công ty cổ phần;
– Không ghi chép đầy đủ việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư; toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê đã được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào sổ kế toán;
– Không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn số vốn đầu tư đã đăng ký;
– Thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc là đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
– Mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không thực hiện đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp.
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: