Quyền hạn của Ban chỉ đạo 389 về phòng chống gian lận thương mại. Ban chỉ đạo 389 có quyền xử phạt hành chính về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Quyền hạn của Ban chỉ đạo 389 về phòng chống gian lận thương mại. Ban chỉ đạo 389 có quyền xử phạt hành chính về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư ! Tôi hiện đang quản lý một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm đã qua chế biến tại tỉnh Đồng Nai. Hôm qua, một đoàn kiểm tra liên ngành 389 đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh của tôi và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với nội dung không tuân thủ quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi được biết, Ban chỉ đạo 389 chuyên quản lý các vấn đề liên quan đến gian lận thương mại, hàng giả. Vậy quyết định xử phạt hành chính của Ban chỉ đạo 389 có đúng hay không thưa Luật sư? Và tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình, cũng như họ có bị xử lý kỷ luật không? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Quyết định 162/QĐ-BCĐ 389 ngày 9 tháng 10 năm 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo 389 là việc báo cáo kết quả thực hiện công tác chỉ đạo, cũng như cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan đến tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, mà không hề ghi nhận việc quản lý, kiểm tra, thanh tra hay xử phạt các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, nếu như, Ban chỉ đạo 389 ở địa phương bạn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp của bạn với nội dung khồng tuân thủ quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là hoàn toàn không đúng thẩm quyền của Ban chỉ đọa 389 theo nội dung của Quyết định này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó, bạn có quyền khiếu nại quyết định xử phạt này của Ban chỉ đạo 389 ở địa phương bạn với Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp của bạn đóng trụ sở chính. Mặt khác, theo nội dung được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5, Quyết định 162/QĐ-BCĐ389 thì các thành viên của Đoàn công tác thuộc Ban chỉ đạo 389 địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động của Đoàn công tác. Và theo quy định của Điều 3, Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật công chức và Điều 4, Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường thì các thành viên của Đoàn công tác có thể bị xử lý kỷ luật do không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm nghĩa vụ của của công chức, viên chức.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.