Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh?
Bảo hiểm xã hội được xem là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề liên quan tới phúc lợi xã hội. Nhà nước da đã quy định về việc áp dụng bảo hiểm đến tất cả người dân trên toàn quốc đều tham gia vào bảo hiểm này. Để đưa các chính sách về bảo hiểm xa hội được áp dụng gần hơn đối với đời sống của người dân thì việc phân chia các cấp hoạt động của bảo hiểm xã hội tại các địa phương là rất quan trọng. Chính vì vậy mà pháp luật bảo hiểm Việt Nam đã có quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc triển khai bảo hiểm ở địa phương mình.
Vậy pháp luật quy định về Bảo hiểm xã hội địa phương đã quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội tỉnh có nội dung được quy định như thế nào? Chức năng của bảo hiểm xã hội tỉnh được pháp luật hiện hành quy định với các chức năng ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề pháp luật quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội tỉnh có nội dung như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Quyết định 969/QĐ-BHXH năm 2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Mục lục bài viết
1. Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh
Trên cơ sở quy định của pháp
Theo đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi, thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm chế độ bảo hiểm thất nghiệp… Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Như vậy, từ quy định nêu ở trên có thể thấy rằng, pháp luật về Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quy định rất rõ về vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh để giúp cho cơ quan này thực hiện công việc của mình một cách chính xác nhất trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người dân tham gia vào bảo hiểm này. Trong qua trình thực hiện chức năng của mình thì bảo hiểm xã hội tỉnh cần nhân thức về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm nào là tự nguyện, bảo hiểm nào là bảo hiểm bắt buộc dựa trên việc tuân thủ các quy định đó để có thể thực hiện đúng chủ trương, chính sách mà nhà nước đã đặt ra về việc áp dụng bảo hiểm xã hội trên phạm vi toan quốc.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh
Trên cơ sở quy định của Quyết định 969/QĐ-BHXH năm 2019 để thực hiện việc quản lý hiệu quả, chặt chẽ lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bên cạnh việc pháp luật quy định vị trí, chức năng cho cơ quan bảo hiểm xã hội cần có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh đã được quy định rất cụ thể và chi tiết tại Điều 2 của Quyết định này với nội dung như sau:
“1. Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và Kế hoạch phân bổ dự toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, cụ thể:
5. Tham gia phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn xây dựng nhu cầu, đồng thời thẩm định và tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc.
6. Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo quy định. Phối hợp với Sở Y tế theo dõi, giám sát việc thực hiện mua sắm thuốc theo Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp tỉnh đối với thuốc thuộc lĩnh vực bảo hiểm y tế.
7. Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định, cụ thể:
8. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác pháp chế và công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO trong thực hiện nhiệm vụ.
9. Thực hiện số hóa hồ sơ giấy; quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
10. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; cập nhật biến động tăng giảm dữ liệu hộ gia đình theo quy định.
11. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
13. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
14. Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
15. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
16. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
17. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn diện Bảo hiểm xã hội huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
18. Quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh. Khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin theo phân cấp. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo quy định.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao”.
Bảo hiểm xã hội tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn xây dụng dự án về bảo hiểm xã hội, phối hợp với các cơ sở chuyên ngành và thực hiện việc tổ chức, thực hiện, tuyên truyền, xây dựng các kế hoặc về việc phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đến cho người dân là những người trực tiếp tham ra vào Bảo hiểm xã hội. Đối với bảo hiểm ý tế là một loại bảo hiểm bắt buộc thì bảo hiểm xã hội huyện cần phải thực hiện tuyên truyền và phổ biến pháp luật về vấn đề người dân cần phải tham gia vào việc mua bảo hiểm y tế theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, cần phải thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và số hóa hồ sơ giấy, hồ sơ bảo hiểm. Không những thế mà Bảo hiểm xã hội tỉnh cũng có quy định về việc phải thực hiện việc cung cấp các thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm một cách đầy đủ và kịp thời đến với những người tham gia vào bảo hiểm ở cấp tỉnh giống như nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện.
Như vậy có thể thấy từ những phân tích như trên đối với nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, theo đó cơ quan này phải thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình trong việc quản lý các vấn đề liên quan tới các loại bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Bên cạnh đó, không thể nào không nói đến bảo hiểm xã hội cần phải có trách nhiệm trong công tác vận động tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.