Để quá trình quản lý sử dụng đất được trở nên hiệu quả thì cần có sự giám sát đến từ nhiều chủ thể khác nhau, có thể là từ phía cơ quan nhà nước và cả từ phía quần chúng nhân dân. Vậy thì, quyền giám sát của công dân trong quản lý sử dụng đất được pháp luật ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất:
1.1. Các chủ thể thực hiện quyền giám sát, quản lý sử dụng đất:
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản quan trọng vì thế cho nên pháp luật đã đặt ra chế định về thực hiện quyền giám sát và quản lý sử dụng đất. Giám sát là một khái niệm thường được nhắc tới trong nhiều mối quan hệ xã hội, có thể là giám sát xây dựng, giám sát thương mại, giám sát tài chính, giám sát kỹ thuật … và giám sát sử dụng đất. Vậy thì để giám sát cần được hiểu như thế nào? Theo một cách thông dụng nhất thì giám sát để chỉ hoạt động kiểm tra, đánh giá và xem xét quá trình thực hiện hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng những quy định mà pháp luật đã ghi nhận. Thông qua quá trình giám sát mà các chủ thể có thẩm quyền sẽ xác định được những ưu điểm và nhược điểm để tìm ra những giải pháp khắc phục sao cho hiệu quả. Trong lĩnh vực đất đai, thì hoạt động giám sát được thực hiện với mục đích tạo nên những căn cứ đánh giá cho quá trình theo dõi sự tuân thủ pháp luật và tính hiệu quả trong cơ chế quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với vị trí là chủ thể đại diện cho quyền sở hữu toàn dân về đất đai cũng như thống nhất quản lý đất đai thì nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được đặt trong một mối quan hệ chịu sự tác động và chi phối cũng như giám sát của các chủ sở hữu. Pháp
Pháp luật đất đai hiện nay đã phân hoạt động giám sát thành nhiều loại, bao gồm giám sát mang tính chất quyền lực và giám sát không mang tính chất quyền lực, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoạt động giám sát mang tính chất quyền lực là hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện theo quy định của hiến pháp và pháp luật.
Thứ hai, hoạt động giám sát không mang tính chất quyền lực là hoạt động do các chủ thể như Mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận tổ quốc tiến hành quản lý và sử dụng theo quy định của hiến pháp và pháp luật có liên quan.
Ngoài ra thì có cả sự giám sát của công dân đối với quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Việc giám sát của công dân được thực hiện theo hình thức giám sát trực tiếp thông qua việc phản ánh cũng như gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành giải quyết, hoặc công dân có thể giám sát gián tiếp thông qua việc phản ánh hoặc gửi đơn đến các tổ chức đại diện để các tổ chức này thực hiện quyền giám sát theo đề nghị của công dân.
1.2. Quyền giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất:
Căn cứ theo Điều 199 của
Nhìn chung thì nội dung giám sát của công dân trong việc quản lý sử dụng đất đai bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
– Công dân tiến hành giám sát về việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Công dân tiến hành giám sát về việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
– Công dân tiến hành giám sát về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
– Công dân tiến hành giám sát về việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Công dân tiến hành giám sát về việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;
– Công dân tiến hành giám sát về việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Như vậy có thể thấy, pháp luật hiện nay đã quy định cho công dân khá nhiều quyền giám sát trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Nội dung giám sát của công dân trong quá trình quản lý sử dụng đất được ghi nhận khá bao quát. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân có thể tham gia vào quá trình quản lý đất đai, đồng thời công dân có thể kịp thời phát hiện ra những vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phản ánh kịp thời về tình trạng quản lý và sử dụng đất đai khi phát hiện ra những sai sót và vi phạm pháp luật. Việc giám sát của công dân trong quá trình quản lý sử dụng đất đai được đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng, Đóng góp một phần không nhỏ vào việc hạn chế tình trạng quan liêu và tiêu cực, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong việc sử dụng đất đai, cũng như bảo vệ tốt nhất quyền đất quốc gia trước những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của các chủ thể trong quá trình thực thi chức năng và nhiệm vụ của mình.
2. Hình thức giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:
Hiện nay thì công dân tham gia vào hoạt động giám sát quản lý sử dụng đất dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là hình thức gián tiếp hoặc hình thức trực tiếp, cụ thể như sau:
– Công dân có thể tiến hành giám sát quản lý sử dụng đất đai bằng hình thức trực tiếp, và khi đó thì công dân sẽ trực tiếp thực hiện quyền giám sát của mình thông qua việc gửi đơn và phản ánh các kiến nghị đến với các cơ quan và các chủ thể có thẩm quyền yêu cầu họ giải quyết các vấn đề trong quá trình quản lý sử dụng đất;
– Công dân có thể thực hiện quyền giám sát gián tiếp thông qua việc gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức đại diện này tiến hành thực hiện việc giám sát thay cho nhu cầu của công dân trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai.
Đồng thời thi pháp luật còn ghi nhận trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhận được ý kiến phản ánh thông qua quá trình giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của công dân, cụ thể như sau:
– Cần tiến hành hoạt động kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;
– Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;
– Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.
3. Ý nghĩa và mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra của công dân trong quản lý, sử dụng đất:
Trên thực tế thì có thể thấy, quá trình quản lý và sử dụng đất đai gắn bó trực tiếp với quyền lợi ích hợp pháp của người dân. Đồng thôi hoạt động quản lý sử dụng đất đai cũng được đánh giá là hoạt động vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều chủ thể thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới góc nhìn đó, thì pháp luật đã quy định về quyền giám sát của công dân trong quá trình quản lý sử dụng đất. Sự tham gia của công dân trong quá trình quản lý sử dụng đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể kể đến một số ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, sự tham gia của công dân trong quá trình giám sát quản lý sử dụng đất sẽ góp phần phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để từ đó sửa chữa những sai sót trong quá trình quản lý sử dụng đất nhằm hướng tới hoàn thiện cơ chế quản lý và hoàn chỉnh các quy định của pháp luật cũng như thể lệ về việc quản lý sử dụng đất đai.
Thứ hai, thông qua quá trình giám sát của công dân, công dân có thể nâng cao vị trí của mình và được phép tham gia vào hoạt động kiểm tra quá trình thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai, được thực hiện một cách trọn vẹn nhất quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thứ ba, hoạt động giám sát của công dân trong quản lý sử dụng đất còn góp phần đảm bảo thực hiện đúng đắn các chính sách của pháp luật về đất đai, bởi suy cho cùng chính các chính sách này cũng hướng đến quyền lợi của người dân, từ đó tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước cũng như trách nhiệm của người sử dụng đất, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu, ngoài ra thì sự tham gia giám sát của công dân trong quá trình quản lý sử dụng đất còn góp phần duy trì và ổn định trật tự an toàn xã hội, cũng như đoàn kết nội bộ trong quần chúng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–