Quyền định đoạt đất đai là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Đây là quyền rất quan trọng và chỉ có Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai mới được thực hiện quyền định đoạt đất đai.
Quyền định đoạt đất đai là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Đây là quyền rất quan trọng và chỉ có Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai mới được thực hiện quyền định đoạt đất đai.
Đất đai là tài sản đặc biệt khác với tài sản thông thường nên Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai thực hiện quyền định đoạt đất đai không giống với việc định đoạt tài sản của các chủ sở hữu khác. Trong luật dân sự, các chủ sở hữu thường chấm dứt quyền sở hữu chủ của mình đối với vật bằng việc quyết định số phận pháp lý và số phận thực tế thông qua các giao dịch dân sự như
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đất đai bằng các phương thức chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, thông qua các hành vi giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất…, Nhà nước thực hiện việc phân chia một cách hợp lý vốn đất đai đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của xã hội;
Thứ hai, Nhà nước quyết định mục đích sử dụng của từng loại đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoach sử dụng đất và chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép thay đổi mục đích sử dụng đất. Người sử dụng đất không được tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.Nếu họ có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng đất thì phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất;
Thứ ba, Nhà nước quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất nhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vừa có tính hợp lý vừa mang tính ổn định lâu dài;
Thứ tư, thông qua việc định giá đất để Nhà nước thực hiện việc quản lý đất đai về mặt kinh tế. Điều này có ý nghĩa là giá đất là một công cụ để Nhà nước quản lý đất đai, điều chỉnh các quan hệ đất đai thông qua việc tác động, điều tiết, xử lý lợi ích kinh tế của các bên. Theo đó, giá đất do Nhà nước xác định được sử dụng làm căn cứ để xác định các vấn đề tài chính về đất đai như: tiền sử dụng đất; tiền thuê đất; thuế thuê đất; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đai; tiền bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Hơn nữa, với vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước còn thực hiện việc điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất đai không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong sử dụng đất;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ năm, Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và có cơ chế để bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện trên thực tế.
Tóm lại, chỉ có Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai mới có quyền định đoạt đất đai. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân là người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ các quyền và lơi ích hợp pháp nhưng không có quyền quyền định đoạt đất đai. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền định đoạt đất đai của Nhà nước thì sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà Nhà nước quyết định các biện pháp xử lý thích đáng , phù hợp với quy định của “Luật đất đai năm 2013”.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền định đoạt đối với tài sản chung
– Quyền định đoạt tài sản của cá nhân không phải chủ sở hữu tài sản
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại