Quyền của thành viên hợp danh trong tổ chức, quản lý công ty hợp danh. Thành viên công ty hợp danh có quyền lợi, trách nhiệm như thế nào trong tổ chức công ty?
Trong quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế ở các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận thấy điều này, Nghị quyết số 10-NQ/TW cũng đã khẳng định rõ việc phát triển kinh tư nhân đã trở thành động lực đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới. Hiện nay, ở Việt Nam đang phát triển rất đa dạng về các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ dưới các hình thức như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Trong số các loại hình doanh nghiệp này, công ty hợp danh được đánh giá là loại hình doanh nghiệp có những nét đặc thù hơn cả. Bởi tính chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh trong công ty. Vậy, trong vấn đề tổ chức, quản lý loại hình công ty này, thành viên hợp danh có những vai trò và quyền hạn gì?
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu tổ chức về công ty hợp danh theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 177
Thứ nhất, về thành viên công ty: Công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, trong đó:
– Về cơ cấu tổ chức, trong công ty hợp danh phải đáp ứng có tối thiểu 2 thành viên làm chủ sở hữu của công ty hay còn gọi chung là thành viên hợp danh.
– Về điều kiện, thành viên hợp danh của công ty là những cá nhân sở hữu công ty có vai trò chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.Trong khi đó, những thành viên góp vốn vào công ty chỉ cần chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi khoản vốn mà họ đã góp.
Thứ hai, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh được xác định kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba, đối với loại hình công ty hợp danh, việc phát hành chứng khoán là không được pháp luật cho phép.
2. Quyền của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 181
Thứ nhất, về quyền cơ bản của thành viên hợp danh trong tổ chức, quản lý, vận hành công ty:
– Với vai trò là chủ sở hữu của công ty, thành viên hợp danh có quyền triệu tập và tham gia các cuộc họp, tiến hành thảo luận đưa ra ý kiến và biểu quyết để quyết định các vấn đề của công ty mình. Đồng thời có thể đại diện cho công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh, đàm phán, ký kết các hợp đồng hay các thỏa thuận mà cho rằng điều kiện đó có lợi nhất cho công ty.
– Thành viên hợp danh có thể sử dụng tài sản, con dấu của công ty để điều hành và thực hiện hoạt động kinh doanh, ngoài ra trong một số trường hợp khi cần có thể ứng trước tài sản của mình để thực hiện các hoạt động đó. Những tài sản này bao gồm cả lãi sẽ được hoàn trả lại nếu thành viên hợp danh có yêu cầu.
– Việc tham gia quản lý công ty còn thể hiện qua việc thành viên hợp danh có quyền yêu cầu các thành viên khác của công ty và cả công ty phải cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản, kế toán, tình hình hoạt động của công ty khi cần.
– Trong trường hợp thành viên hợp danh bị thiệt hại do hoạt động kinh doanh của công ty mà không phải do lỗi của họ thì có quyền yêu cầu công ty phải bồi thường.
– Với vai trò là chủ sở hữu công ty, do vậy thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn của mình hoặc theo Điều lệ. Nếu công ty không tiếp tục hoạt động do phá sản hay giải thể thì tài sản của công ty còn lại cũng sẽ được chia lại cho thành viên hợp danh theo đúng tỉ lệ vốn của họ đã góp vào công ty hoặc theo Điều lệ. Trong trường hợp thành viên này chết thì phần tài sản của họ tại công ty sẽ được để lại cho người thừa kế, nếu Hội đồng thành viên chấp thuận thì người thừa kế này có thể trở thành thành viên hợp danh.
Bên cạnh đó, thành viên hợp danh với vai trò giữ chức danh trong công ty như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc còn có các quyền sau đây:
– Quản lý, điều hành hoạt động của công ty, tiến hành triệu tập, tổ chức họp và ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên. Ngoài ra còn có quyền phân công công việc và là mắt xích kết nối các thành viên hợp danh trong công ty.
– Đảm bảo cho các tài liệu, giấy tờ của công ty phải được lưu trữ, sắp xếp theo đúng quy định
– Có thể tham gia vào các mối quan hệ với cơ quan nhà nước, tham gia trong các vụ tranh chấp với vai trò là nguyên đơn, bị đơn đại diện cho công ty của mình.
Thứ hai, bên cạnh quyền, các thành viên hợp danh còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện việc quản lý công ty theo đúng Điều lệ, đúng quy định của pháp luật và trung thực, khách quan, luôn đảm bảo lợi ích của công ty lên hàng đầu. Trong trường hợp thực hiện sai các quy định dẫn đến thiệt hại cho công ty phải có nghĩa vụ bồi thường.
– Thành viên hợp danh không được phép sử dụng tài sản, danh nghĩa của công ty để vụ lợi. Trong trường hợp có hành vi vi phạm phải có nghĩa vụ hoàn trả và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.
– Do phạm vi chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty nên khi công ty phát sinh lỗ hoặc khoản nợ, thành viên hợp danh phải có nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng vốn góp theo thỏa thuận và có nghĩa vụ thanh toán đối với số nợ còn lại khi tài sản công ty không còn.
– Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu.
3. Quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
Bên cạnh quyền và nghĩa vụ, thì thành viên hợp danh còn bị hạn chế quyền cụ thể quy định tại Điều 180 Luật doanh nghiệp năm 2020 sau đây:
– Khi cá nhân đã tham gia vào công ty hợp danh với vai trò là thành viên hợp danh thì đồng thời không được tham gia ở những công ty hợp danh khách với cùng vai trò này, không được làm chủ của doanh nghiệp tư nhân, trừ trường hợp được các thành viên hợp danh khác đồng ý.
– Với vai trò là thành viên hợp danh của công ty để đảm bảo lợi ích tối đa cho công ty thì cá nhân không được quyền nhân danh mình hoặc người khác để thực hiện các hoạt động kinh doanh với cùng ngành nghề vì mục đích lợi ích cá nhân hoặc người khác.
– Để đảm bảo quyền và lợi ích cho công ty cũng như các thành viên hợp danh khác, thành viên hợp danh chỉ được phép chuyển phần vốn góp của mình cho người khác khi được sự đồng ý của những thành viên còn lại.
4. Chấm dứt tư cách của thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh với vai trò là chủ sở hữu của công ty có thể chấm dứt tư cách của mình khi phát sinh một trong những căn cứ quy định tại Điều 185 Luật doanh nghiệp năm 2020, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thành viên hợp danh tự nguyện rút khỏi công ty khi rút vốn
Thứ hai, thành viên hợp danh đã chết hoặc bị mất tích, bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự theo tuyên bố của
Thứ ba, thành viên hợp danh chấm dứt tư cách do bị khai trừ khỏi công ty vì những vấn đề vi phạm, không có khả năng hoặc không góp vốn theo đúng cam kết, thực hiện không đúng nghĩa vụ hay tiến hành việc kinh doanh không trung thực gây thiệt hại,…
Hiện nay tôi đang là thành viên của một công ty hợp danh cùng với hai người bạn của tôi. Nay tôi đang có nhu cầu muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân do tôi làm chủ nhưng lại có thông tin là không được thành lập. Như thế có đúng hay không? Trong trường hợp nếu tôi muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho một người bạn trong số đó thì có được hay không?
Căn cứ Điều 180 của
“Điều 180. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Căn cứ quy định này có thể thấy:
Thứ nhất, đối với vấn đề thành lập doanh nghiệp tư nhân của bạn: Về nguyên tắc, khi bạn đang là thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì bạn không thể đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân được, trừ trường hợp bạn được những thành viên hợp danh còn lại của công ty đồng ý. Do vậy, bạn cần lấy ý kiến của những thành viên còn lại về việc bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân này.
Thứ hai, cũng tại quy định này cũng nêu rõ về vấn đề chuyển quyền vốn góp, theo đó việc chuyển vốn góp của bạn cũng phải nhận được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại của công ty.