Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định là gì? Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định Tiếng Anh là gì? Quy định về quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định? Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng ?
Kết luận giám định là một văn bản ghi nhận kết quả giám định được thực hiện bởi cơ quan giám định tư pháp. Trong tố tụng hình sự, kết quả giám định tư pháp có ý nghĩa như một chứng cứ xác thực có ảnh hưởng lớn đến phán quyết của
Tổng đài luật sư
Căn cứ pháp lý:
–
1. Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định là gì?
Theo quy định tại Điều 206
– Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
– Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
– Nguyên nhân chết người;
– Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
– Chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
– Mức độ ô nhiễm môi trường.
Trong tố tụng hình sự, kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng làm căn cứ để xác định có hay không có sự việc phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Kết quản giám định là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xét xử đúng người, đúng tội. Đương sự của vụ án hình sự có quyền đưa ra yêu cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Như vậy, có thể hiểu: Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định là quyền được
2. Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định Tiếng Anh là gì?
Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định Tiếng Anh là: “Rights of suspects, defendants, crime victims and other participants in legal proceedings to findings of expert examinations”
3. Quy định về quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định
3.1 Cơ sở pháp lý
Điều 214, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định với nội dung như sau:
” Điều 214. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
3.2. Nội dung quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định
Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định bao gồm các quyền cụ thể như sau:
Quyền đưa ra đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác
– Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Quyền được nhận thông báo về kết luận giám định
– Theo khoản 2 Điều 213 BLTTHS: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Quyền đề nghị giải thích về kết luận giám định
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 213 BLTTHS 2015: “Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết”.
Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
– Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
– Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
– Thông tin xác định đối tượng giám định;
– Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Phương pháp thực hiện giám định;
– Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
– Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định
– Đương sự trong vụ án hình sự khi nhận thông báo về kết luận giám định có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định. Những ý kiến của đương sự về kết luận giám định là căn cứ để Hội đồng xét xử xem xét và đánh giá tính chất của vụ án
Quyền đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại
– Kết luận giám định lần đầu tiên có thể không phải là kết quả cuối cùng của hoạt động giám định tư pháp. Đương sự trong vụ án hình sự có quyền yêu cầu giám định bổ sung nếu nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hay có phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.
– Đương sự có quyền yêu cầu giám định lại khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
4. Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng.
Quyền của những bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định có thể xem như nghĩa vụ đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo đó, cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm:
Giải quyết yêu cầu giám định của đương sự trong vụ án hình sự
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại của đương sự
Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ra quyết định giám định bổ sung, giám định lại xét thấy cần thiết
Trên cơ sở nội dung kết luận giám định không rõ, chưa đầy đủ hay có nghi ngờ về kết luận giám định, cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm ra quyết định giám định bổ sung, giám định lại.
Viện kiểm sát có vai trò giám sát hoạt động tố tụng, nếu xét thấy có những sai sót về trưng cầu giám định của cơ quan, người tiến hành tố tụng thì Viện kiểm sát đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định
Yêu cầu tương trợ tư pháp về giám định tư pháp
Căn cứ theo Điều 35 Luật Giám định tư pháp, cơ quan, người tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu tương trợ về giám định tư pháp khi cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện giám định tư pháp chỉ được thực hiện nếu đối tượng cần giám định đang ở nước ngoài hoặc khả năng chuyên môn, điều kiện về trang thiết bị, phương tiện giám định của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong nước không đáp ứng được yêu cầu giám định.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề pháp lý này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!