Xã hội ngày càng phát triển, nhân dân ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí của mình trong xã hỏi và đòi hỏi phải được tham gia giải quyết các công việc của nhà nước. Quyền bầu cử là một biểu hiện của việc nhân dân tham gia vào xây dựng, tham gia giải quyết các công việc của nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Quyền bầu cử là gì?
Quyền có nghĩa là sự đúng đắn, chính đáng mà cá nhân được làm một cách hiển nhiên, không ai được ngăn cấm. Bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể.
Từ đó, có thể hiểu quyền bầu cử là quyền năng chính trị cơ bản của công dân được trực tiếp tham gia bỏ phiếu bầu ra những người có uy tín, xứng đáng đại diện cho nhân dân, thay nhân dân quản lý và điều hành công việc của đất nước.
Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình, được Nhà nước đảm bảo. Quyền bầu cử chỉ thực sự có ý nghĩa nếu được tiến hành dân chủ, không áp đặt, không hình thức, không giả dối.
Quyền bầu cử bao gồm quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động (quyền ứng cử) Quyền bầu cử chủ động là quyền được sử dụng trong các cuộc bầu cử các cơ quan dân cử ở trung ương hay địa phương, các chức danh nhà nước, trong các cuộc trưng cầu ý dân hay thủ tục bãi miễn đại biểu. Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử vào các cơ quan quyền lực ở trung ương hay địa phương.
Quyền bầu cử tiếng Anh là: “Right to vote”.
2. Nội dung của quyền bầu cử:
Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được trực tiếp tham gia bỏ phiếu bầu ra những người có uy tín, xứng đáng đại diện cho nhân dân, thay nhân dân quản lý và điều hành công việc đất nước. Quyền bầu cử là thiêng liên đối với mọi công dân. Với tính chất quan trọng, quyền bầu cử được quy định cho những người phát triển bình thường về mặt thần kinh, đạt đến độ chín chắn của sự phát triển tâm sinh lý nhằm bảo đảm cho họ có sự lựa chọn chính xác và độc lập.
Quyền ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong pháp luật nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho công dân trực tiếp xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước của nhân dân. Quyền ứng cử của công dân là mong muốn được làm đại biểu và khả năng có thể được bầu làm đại biểu của công dân. Quyền ứng cử gồm quyền được đề cử, quyền tự ứng cử, quyền vận động tranh cử. Ứng cử là việc mình đăng ký, hoặc được người khác (bao gồm cá nhân người khác, cơ quan, tổ chức,… ) giới thiệu để ghi tên và danh sách bầu, chọn một vị trí, một danh hiệu, …
3. Vai trò, ý nghĩa của quyền bầu cử:
Bằng quyền bầu cử của mình, nhân dân lựa chọn, thành lập ra cơ quan đại diện và ủy thác, chuyển giao quyền lực của mình cho họ. Qua bầu của chúng ta có thể xác định được nguồn gốc, bản chất và hình thức của nhà nước. Thông qua bầu cử, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thực thi, nhân dân có quyền thiết lập chính quyền và giữ chính quyền bằng phương pháp hòa bình thông qua những lá phiếu. Bầu cử tạo nên tính hợp pháp, tính chính đáng của quyền lực khi cuộc bầu cử đó phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân lao động.
Thông qua việc công dân thực hiện quyền bầu cử, cán cân quyền lực của các chính đảng trong hệ thống chính trị được thiết lập và điều chỉnh lại. Vai trò này rất quan trọng đối với các nhà nước đa đảng. Thông qua quyền bầu cử và ứng cử, công dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng của mình đối với các ứng cử viên, đối với hệ thống các cơ quan đại diện và chính đảng lãnh đạo. Đây chính là cách nhân dân thể hiện niềm tin và sự lãnh đạo của đảng cầm quyền thông qua lá phiếu cử tri, là dịp để nhân dân kiểm chứng lại đường lối chính đảng có phù hợp với sự phát triển của thời đại hay không, quyền lực của nhà nước có vận hành đúng như ý muốn hay không,…
Thông qua quyền bầu cử, công dân đã xác lập nên mối quan hệ rõ ràng, có trách nhiệm giữa người dân và người được ủy quyền. Và thông qua quyền bầu cử, nhân dân tìm kiếm và lựa chọn một đường lối lãnh đạo phù hợp với mong muốn của mình. Trong quan hệ bầu cử, các chủ thể quyền lực (các cử tri) có quyền yêu cầu người đại diện của mình phải đứng về phía họ và bảo vệ quyền lợi của họ. Bầu cử là một hình thức trưng cầu dân ý đặc biệt về đường lối, chủ trương, khả năng lãnh đạo của các đảng phái chính trị và các ứng cử viên.
Thông qua bầu cử, nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao của mình đối với sự vận hành của quyền lực trong bộ máy nhà nước. Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, nhân dân chuyển giao quyền lực thông qua hoạt động bầu cử. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào quyền lực nhà nước cũng phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do vậy cần sự giám sát, kiểm soát nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền.
Bên cạnh đó, quyền bầu cử nhân dân phản ánh sự quan tâm của nhân dân đối với đời sống chính trị của đất nước.
4. Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân:
Ngay từ
Quyền bầu cử và ứng cử tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp sau này:
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”
Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình với cơ quan quyền lực nhà nước. Ở nước ta, quyền bầu cử được coi là quyền chính trị rất quan trọng, là vinh dự của công dân. Công dân thực hiện quyền đó tự nguyện.
Khi công dân thực hiện quyền bầu cử tức là nhân dân đang thực hiện trách nhiệm chính trị đối với hệ thống chính trị. Ý thức chính trị của công dân cao nó thể hiện sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đối với hệ thống chính trị và ngược lại. Năng lực làm chủ của công dân chính là yếu tố quyết định của nền dân chủ và Nhà nước, các thiết chế chính trị khách chỉ là chủ thể tổ chức, hướng dẫn, quản lý, hướng dẫn người dân thực hiện quyền làm chủ. Các thiết chế này lại do chính nhân dân xây dựng nên thông qua quyền bầu cử của mình. Hơn nữa, khi thực hiện quyền chính trị quan trọng hàng đầu của mình, nhân dân đã và đang thể hiện xu hướng chính trị, niềm tin với người đại diện của mình nói riêng và với bộ máy nhà nước nói chung. Việt Nam không hề có hạn chế quyền ứng cử tự do của công dân nếu họ xét thấy mình đủ đức, đủ tài ra gánh vác công việc chung của đất nước và được quần chúng nhân dân tín nhiệm.
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đó cũng là những tư tưởng chỉ đạo trong việc tổ chức bầu cử, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Nguyên tắc bầu cử yêu cầu phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm các quy định về bầu cử.
Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử, bảo đảm để mọi công dân, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Bình đẳng trong bầu cử là một nguyên tắc nhằm bảo đảm tính khách quan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước.
Quyền của công dân luôn đi kèm với nghĩa vụ, bầu cử là nghĩa vụ của nhân dân vì Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà nước. Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Do vậy, để xây dựng một nhà nước vững mạnh thì mỗi công dân đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ lựa chọn ra những cá nhân xuất sắc đại diện cho mình, thể hiện tiếng nói, ý chí của mình để quản lý đất nước. Đây là nghĩa vụ mà mỗi công dân phải có trách nhiệm thực hiện.