Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp của công dân? Trình tự thủ tục tố cáo hành vi xâm phạm chỗ ở? Việc khám xét chỗ ở do luật định?
Pháp luật Việt Nam đã quy định, mọi người dân đều có nơi ở hợp pháp của công dân gắn liền với quyền tự do lựa chọn nơi cư trú. Khi nhận thấy nơi ở của mình bị xâm phạm, mọi người dân đều có quyền tố cáo các hành vi xâm phạm chỗ ở tại cơ quan có thẩm quyền để được nhanh chóng giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình.
Cơ sở pháp lý:
– Luật
–
Mục lục bài viết
1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp của công dân:
Điều 22 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định
1.1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp:
Nơi ở hợp pháp của công dân gắn liền với quyền tự do cư trú. Công dân có quyền tự do đăng ký nơi cư trú ở bất cứ địa phương nào dựa theo lựa chọn của mình.
Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Trong trường hợp công dân là người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
Những địa phương có thể bị cấm cư trú là:
+ Những thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung;
+ Những khu vực biên giới, bò biển, hải đảo;
+ Những khu vực có cơ sở quốc phòng quan trọng.
+ Những khu vực có các đầu mối giao thông quan trọng.
Những địa phương được nêu trên bị cấm bởi lẽ người bị kết án sẽ có khả năng sử dụng những điều kiện vốn có của địa phương để tiếp tục phạm tội.
1.2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Căn cứ theo Điều 12
Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
Và khoản 1 điều 192 BLTTHS quy định: Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Từ hai quy định trên nhận thấy quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định của mỗi công dân, không ai được tùy tiện vào nơi ở của họ. Việc xâm phạm chỗ ở của công dân khi không được sự đồng ý của họ là hành vi trái pháp luật. Dựa theo tính chất, mức độ của hành vi bất khả xâm phạm đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo điều 158 BLHS 2015, thì hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác được thực hiện bởi các nhóm hành vi:
– Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
– Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
– Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
Từ các nhóm hành vi này để lại hậu quả là làm cho nạn nhân bị mất chỗ ở, bị ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của họ và các thành viên trong gia đình, trực tiếp gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho nạn nhân, xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được pháp luật bảo hộ.
Tại Điều 158 BLHS 2015 quy định về hình phạt đối với tội phạm được quy định rất nghiêm khắc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hình phạt tù lên đến 5 năm.
– Thứ nhất, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
+ Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
+ Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
– Thứ hai, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Có hành vi phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm
2. Trình tự thủ tục tố cáo hành vi xâm phạm chỗ ở:
Khi nhận thấy hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân thì có thể tố cáo lên cơ quan nhà nước theo trình tự thủ tục được pháp luật quy định
Trình tự thủ tục tố cáo hành vi xâm phạm chỗ ở được thực hiện như sau:
– Người phát hiện hành vi làm đơn tố cáo gửi cho cơ quan cảnh sát và trong đơn cần trình bày rõ hành vi của những người xâm phạm chỗ ở của mình và yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ;
– Khi tiếp nhận đơn, Cơ quan chức năng tiến hành thụ lý đơn, xác minh, xem xét nội dung tố cáo và gửi quyết định giải quyết đơn tố cáo cho người tố cáo;
– Sau khi nhận được kết quả giải quyết đơn tố cáo, nếu người nhận đơn xét thấy không đồng ý với kết quả thì có thể làm đơn khiếu nại quyết định đó lên Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét giải quyết;
– Đối với trường hợp có dấu hiệu tội phạm, cơ quan cảnh sát điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và thực hiện các trình tự thủ tục giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
– Sau khi hoàn thành xong các thủ tục đã nêu trên thì
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định:
Về căn cứ tiến hành khám xét
Việc khám xét chỉ được tiến hành nếu có một trong các căn cứ sau:
– Khi xét thấy có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
– Khi cơ quan phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân
Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định về việc khám xét chỗ ở như sau:
– Về khám xét chỗ ở
Quyền cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định là mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở chính vì vậy, khi tiến hành khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Dựa trên những vụ việc khám xét chỗ ở đã được diễn ra thì người chứng kiến khi khám xét có thể là người láng giềng cùng với tổ trưởng tổ dân phố của người có chỗ ở bị khám xét. Sự tham gia của những người này để đảm bảo hoạt động khám xét chỗ ở diễn ra công khai, khách quan. Với trường hợp người đó từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành n
Vì việc khám xét chỗ ở có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu phố nơi khám xét do đó, luật quy định không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm (thời gian đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau), trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Khi tiến hành khám xét chỗ ở những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.
– Về khám xét nơi làm việc
Khi tiến hành khám xét đối với nơi làm việc của cá nhân thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có sự tham gia của đại diện của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc chứng kiến. Với trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
Như vậy, trong hai bộ luật BLTTHS và BLHS đã quy định công dân có quyền có nơi ở hợp pháp và được tự lựa chọn nơi ở của mình. Khi nhận thấy có hành vi xâm phạm chỗ ở thì công dân có quyền tố cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết!