Quy định chung về kế toán trưởng. Tiêu chuẩn và điều kiện của người phụ trách kế toán trưởng. Quy trình thủ tục bổ nhiệm người phụ trách Kế toán trưởng. Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán.
Trong các đơn vị, cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, bộ phận kế toán đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động nội bộ hay thu, chi của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán gồm những vị trí kế toán trưởng, và có đơn vị có thêm vị trí phụ trách kế toán trưởng. Vậy quy trình bổ nhiệm người phụ trách toán trưởng được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về kế toán trưởng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53
Bên cạnh đó, với trường hợp kế toán trưởng trong các đơn vị, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì kế toán trưởng ngoài quy định trên thì có thêm nhiệm vụ giúp đỡ người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán
Kế toán trưởng mang trọng trách thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính; tổ chức điều hành bộ máy kế toán; thực hiện lập các
2. Tiêu chuẩn và điều kiện của người phụ trách kế toán trưởng:
Người phụ trách kế toán trưởng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:
– Các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm của người làm kế toán:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán
– Không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định của pháp luật, bao gồm những đối tượng sau:
+ Người chưa thành niên
+ Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
+ Người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
+ Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
+ Người có mối quan hệ ruột thịt, quan hệ nội bộ gia đình là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột với những người có vai trò, vị trí trong doanh nghiệp (người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán); có trường hợp loại trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán
– Điều kiện về bằng cấp:
* Yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán có bằng đại học trở lên đối với các đơn vị sau:
+ Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này
+ Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước
+ Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện
+ Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
+ Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên
* Yêu cầu bằng cấp kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên:
+ Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán; ngoại trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện
+ Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước
+ Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn
+ Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị
+ Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng
* Ngoài những trường hợp theo quy định trên, với người phụ trách kế toán sẽ do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và các quy định khác của pháp luật liên quan
* Với công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước hoặc là doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ: người phụ trách của kế toán trưởng phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 05 năm
3. Quy trình thủ tục bổ nhiệm người phụ trách Kế toán trưởng:
Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị bổ nhiệm phụ trách kế toán do người đứng đầu đơn vị kế toán ký và đóng dấu của đơn vị
– Sơ yếu lý lịch
– Văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán theo yêu cầu của vị trí bổ nhiệm (bản sao)
– Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng (bản sao)
– Xác nhận của các đơn vị kế toán nơi người được lập hồ sơ bổ nhiệm phụ trách kế toán đã công tác theo mẫu số 02/GXN
Thứ hai, quy trình bổ nhiệm:
– Đối với đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng nhưng chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí phụ trách kế toán:
Thẩm quyền thuộc về người đứng đầu đơn vị kế toán quyết định việc giao tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý lập hồ sơ để bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán; bố trí phụ trách kế toán
– Đối với đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn: thẩm quyền bổ nhiệm thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm phụ trách kế toán
4. Mẫu quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán:
TÊN CÔNG TY | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : …./QĐ | ….., ngày … tháng …. năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH
(V/v bổ nhiệm người phụ trách kế toán)
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……
- Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020.
- Căn cứ giấy chứng nhận ĐKKD của Sở Kế hoạch và đầu tư ……. số …… cấp ngày …….
- Căn cứ vào trách nhiệm, quyền hạn và chức năng của Giám đốc Công ty.
- Căn cứ vào nhu cầu cán bộ điều hành tổ chức Công ty.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Bổ nhiệm: …… Giới tính: ……
Sinh ngày: ……. Dân tộc: ……… Quốc tịch: ……
Số CMND/CCCD: …… Ngày cấp: …… Nơi cấp: ……
HKTT: ……
Giữ chức vụ: Người phụ trách kế toán của Công ty kể từ ngày ký quyết định .
Điều 2: Mức lương khởi điểm được hưởng và các khoản phụ cấp khác theo quy chế Công ty
Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn
- Thiết lập hồ sơ và sổ sách kế toán tài chính, chứng từ của Công ty; thực hiện đầy đủ chức năng của người phụ trách kế toán.
- Giao dịch với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng liên quan đến hệ thống kế toán công ty.
- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc trên cương vị kế toán.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ông (bà) có tên tại điều 1 và các phòng ban liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này..
Nơi nhận: Như điều 4 : để chấp hành; Chi cục thuế….. (kèm theo HS đăng ký thuế); Lưu văn phòng Công ty./. | ……., ngày … tháng …. năm ….. |