Quy trình khám giám định dị dạng, dị tật đối với người bị nhiễm chất độc hóa học do kháng chiến. Quy định về quy trình khám giám định dị dạng.
Đối tượng khám, giám định bệnh, tật, dị tật, dị dạng là Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học, Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học, Việc khám giám định để xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH thực hiện theo quy định tại Quyết định số 3201/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin”. Quy trình và nội dung khám giám định y khoa được quy định cụ thể tại Điều 12, Điều 13, Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH:
Quy trình khám, giám định y khoa:
– Kiểm tra đối chiếu: Người thực hiện khám giám định y khoa có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu người đến khám giám định với một trong các giấy tờ của người đó: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú, có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm x 6 cm cách ngày lập hồ sơ không quá 6 tháng và đóng dấu giáp lai.
– Khám tổng quát: Bác sỹ cơ quan Thường trực của Hội đồng giám định y khoa là giám định viên được phân công thực hiện khám tổng quát và chỉ định khám chuyên khoa, khám cận lâm sàng. Trường hợp Bác sỹ cơ quan Thường trực của Hội đồng giám định y khoa chưa là giám định viên thực hiện khám tổng quát và báo cáo Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng phê duyệt chỉ định khám chuyên khoa, khám cận lâm sàng.
– Khám chuyên khoa: Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung theo chỉ định của người có thẩm quyền.
– Hội chẩn chuyên môn: Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa hoặc Lãnh đạo cơ quan Thường trực của Hội đồng giám định y khoa là thành viên Hội đồng chủ trì hội chẩn trước khi họp Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp cần thiết, cơ quan Thường trực của Hội đồng giám định y khoa mời đối tượng và các giám định viên chuyên khoa đã khám cho đối tượng tham dự.
– Họp Hội đồng giám định y khoa:
+ Điều kiện họp Hội đồng: Phải bảo đảm có trên 50% số thành viên Hội đồng theo quyết định, trong đó phải có ít nhất hai thành viên chuyên môn và một thành viên đại diện cơ quan lao động thương binh xã hội; Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng giám định y khoa chủ trì theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
+ Kết luận của Hội đồng giám định y khoa: Hội đồng quyết định trên cơ sở thảo luận, nhất trí của các thành viên Hội đồng giám định y khoa bằng hình thức biểu quyết. Trường hợp còn có ý kiến khác thì người chủ trì phiên họp Hội đồng xem xét, quyết định việc chỉ định khám, Điều trị bổ sung trước khi Hội đồng bỏ phiếu kín. Trường hợp Hội đồng bỏ phiếu kín thì kiểm phiếu và công bố kết quả tại phiên họp Hội đồng. Kết luận của Hội đồng phải bảo đảm có sự nhất trí của trên 50% số thành viên tham dự phiên họp Hội đồng.
+ Kết luận của Hội đồng giám định y khoa (khám giám định lần đầu, khám giám định phúc quyết hoặc khám giám định phúc quyết lần cuối) được ban hành dưới hình thức Biên bản khám giám định y khoa, số lượng từ 04 đến 06 bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Cơ quan Thường trực của Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm ban hành Biên bản khám giám định y khoa.
– Cơ quan Thường trực của Hội đồng giám định y khoa ban hành và lưu trữ Biên bản khám giám định y khoa như sau:
+ 01 bản đến Sở lao động thương binh xã hội;
+ 01 bản đến Sở Y tế;
+ 01 bản đến đối tượng khám giám định;
+ 01 bản lưu trữ tại cơ quan Thường trực của Hội đồng giám định y khoa.
+ Trường hợp khám giám định cho đối tượng quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 10 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH, gửi thêm 01 bản đến Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng.
+ Trường hợp khám giám định cho đối tượng quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 10 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH thì gửi thêm 01 bản đến nơi đã yêu cầu khám giám định và 01 bản đến Hội đồng giám định y khoa đã khám giám định cho đối tượng.
– Hồ sơ khám giám định y khoa được quản lý, lưu trữ tại cơ quan Thường trực của Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Nội dung khám giám định y khoa
– Đối với đối tượng là Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học, Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Hội đồng GĐYK khám giám định các bệnh, tật, dị dạng, dị tật được ghi trong
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Đối với đối tượng là Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với CĐHH và con đẻ của họ đã được xác nhận bị bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH, Hội đồng giám định y khoa khám giám định theo nội dung đề nghị của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ lao động thương binh xã hội .
– Trường hợp Sở lao động thương binh xã hội giới thiệu khám giám định từ 02 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học trở lên mà Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh không khám được ít nhất 01 bệnh, tật, dị dạng, dị tật thì Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có văn bản đề nghị Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương khám giám định vượt khả năng chuyên môn tất cả bệnh, tật, dị dạng, dị tật đã ghi trong