Giám định vật gây thương tích là một trong những yếu tố cần thiết thực hiện trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án để đảm bảo sự công bằng minh bạch.Vậy, Quy trình giám định vật gây thương tích như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giám định vât gây thương tích được hiểu thế nào? Nguyên tắc thực hiện giám định vật gây thương tích?
Hiện nay, chưa có cách hiểu chi tiết về việc giám định vật gây thương tích tuy nhiên cá nhân có thể dựa theo cách định nghĩa về giám định tư pháp được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 2
Có thể hiểu, giám định vật gây thương tích là việc cá nhân có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trong quá trình giám định sử dụng phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật để làm rõ các vấn đề liên quan đến vật chứng mà cá nhân sử dụng để gây thương tích cho người khác. Việc thực hiện giám định vật gây thương tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính hoặc vụ việc dân sự đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Để thực hiện được điều này thì khi tiến hành giám định vật thương tích phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc giám định dưới đây:
– Cá nhân phải nghiêm túc tuân thủ pháp luật, luôn tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định đã được cơ quan có thẩm quyền quy định;
– Quá trình thực hiện thủ tục này phải trung thực, đảm bảo kết quả giám định chính xác, có yếu tố khách quan, vô tư, thời gian thực hiện nhanh chóng,kịp thời, không ảnh hưởng thủ tục tố tụng;
– Những cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện giám định chỉ thực hiện công việc theo đúng phạm vi được giao phó. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
– Khi tiến hành giám định vật gây thương tích thì người này có trách nhiệm trước pháp luật đối với kết luận giám định mà mình đã cung cấp.
2. Quy trình giám định vật gây thương tích như thế nào?
Căn cứ tiểu mục III Mục 9 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT quy định trình tự tiếp nhận, phân công và chuẩn bị giám định vật gây thương tích như sau:
Bước 1. Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
Trong quá trình điều tra thì bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, hồ sơ giám định và mẫu vật giám định phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm này. Hiện nay, Hồ sơ gửi giám định bao gồm giấy tờ sau:
– Trong trường hợp cần thiết để thực hiện giám định thì cần chuẩn bị quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định;
– Trình bày rõ được bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định, như:
+ Các hồ sơ y tế cũng là một trong giấy tờ chứng minh được yêu cầu giám định là chính đáng;
+ Đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại thì cần chuẩn bị quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó;
+ Thông tin được ghi nhận trong lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng sẽ được lập thành biên bản nên biên bản này cũng có giá trị mà cá nhân cần chuẩn bị;
+ Trong quá trình điều tra vụ việc có lập nên biên bản niêm phong thu mẫu vật;
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định (nếu có).
– Mẫu vật giám định là đối tượng không thể thiếu. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định vật một cách chính xác nhất;
Tổ chức thực hiện giám định hoàn toàn có quyền Từ chối giám định nếu xét thấy yêu cầu này không đủ điều kiện giám định đã được quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước 2 của quy trình này.
Bước 2: Tiến hành phân công cán bộ chuyên môn
– Không phải cá nhân nào cũng được thực hiện giám định vật gây thương tích mà cá nhân thực hiện quá trình này phải được Lãnh đạo đơn vị phân công với vị trí là giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
– Nhiệm vụ của giám định viên được quy định như sau:
+ Đây là người trực tiếp tiếp cận hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ, tài liệu;
+ Với một số vấn đề cần thông tin lại cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan thì cũng là người đứng ra đại diện liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan này;
+ Cá nhân nếu có người giúp việc cho hoạt động giám định thì có quyền chỉ đạo người này hỗ trợ mình trong việc chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định cho chính xác, nhanh chóng;
+ Là người chịu trách nhiệm, cũng như thực hiện chính trong quá tình tiến hành giám định mẫu vật;
+ Với một số vấn đề cần tổ chức thực nghiệm, hội chẩn, hoặc xin ý kiến chuyên gia thì làm đơn đề nghị và tiến hành tổ chức thực hiện hoạt động này;
+ Có trách nhiệm trong việc tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm, hội chẩn,… (nếu có) đưa ra kết luận giám định;
+ Quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định phải được ghi chú vào văn bản thành một thể thống nhất nên trách nhiệm của GĐV là hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình này;
+ Trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan nếu phát sinh những vấn đề liên quan đến hoạt động này thì phải có trách nhiệm giải quyết;
+ Trong quá trình giám định, các GĐV phối hợp, thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
– Nhiệm vụ của NGV:
+ Thực hiện hoạt động hỗ trợ cho giám định viên chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị giám định;
+ Nếu có yêu cầu chụp ảnh mẫu và giám định thì cũng phải thực hiện nhiệm vụ này, nếu giám định viên yêu cầu hỗ trợ tiến hành thực nghiệm thì cũng là nhiệm vụ mà người giúp việc thực hiện;
+ Ngoài ram có thể thực hiện các công việc như vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện;
+ Hỗ trợ giám định viên soạn nên dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định;
+ Cái này cũng có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của huấn luyện viên
Bước 3: Trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
Giám định viên là cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu hồ sơ tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.
Bước 4: Tổ chức làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định: – Cơ quan trưng cầu/ người yêu cầu giám định sau khi bàn giao mẫu và giám định thì cá nhân được giao nhiệm vụ giám định sẽ tiếp nhận mẫu vật này. Tiến hành mở niêm phong và lập biên bản theo đúng quy định trình tự;
– Trong giai đoạn này thì cá nhân là giám định viên yêu cầu cán bộ, cơ quan trưng cầu/ người yêu cầu giám định hỗ trợ, bổ sung hồ sơ tài liệu thậm chí đưa người bị thương tích đến khám trong trường hợp cần thiết.
3. Phương pháp giám định vật gây thương tích được quy định thực hiện như thế nào?
3.1. Nghiên cứu mẫu vật:
– Hoạt động không thể thiếu trong khi tiếp nhận mẫu và cần giám định đó là quan sát phân tích mẫu;
– Sau khi tiến hành quan sát phân loại có trách nhiệm đánh giá tổng thể mẫu vật, kiểm tra các thông tin liên quan đến kích thước: chiều dài, chiều rộng, độ cao của từng mẫu vật;
– Hoàn thiện thủ tục mô tả đặc điểm tính chất của mẫu vật: mẫu vật cứng, vật tày, vật sắc, vật có cạnh hỗn hợp..;
– Có trách nhiệm tìm kiếm dấu hiệu đặc tính gây thương tích của mẫu vật;
– Hoạt động đối chiếu mẫu vật với thương tích được ghi nhận qua giấy tờ, hồ sơ tài liệu để đảm bảo sự chính xác, trong trường hợp cần thiết có thể đối chiếu trực tiếp lên cơ thể người bị thương tích để đưa ra nhận định;
– Ngoài ra, hoạt động đối chiếu còn được thực hiện để tìm thấy sự tương quan của các đặc điểm thương tích với mẫu vật: Xác định bờ mép vết thương hoặc chiều dài vết thương, chiều rộng vết thương, chiều sâu của vết thương hoặc đưa ra nhận định về trọng lượng của mẫu vật so với thương tích và các đặc điểm khác giữa mẫu vật và thương tích;
– Đối với trường hợp có nhiều mẫu vật được đưa đến để giám định thì sẽ có trách nhiệm đưa ra lựa chọn xác định sự phù hợp của mẫu vật gây thương tích;
3.2. Tiến hành thực nghiệm hỗ trợ xin ý kiến chuyên gia:
Để hỗ trợ tốt cho quá trình giám định vật gây thương tích trong trường hợp cần thiết giám định viên có thể đề xuất với thủ trưởng cơ quan giám định để tiến hành thực nghiệm, hỗ trợ, xin ý kiến chuyên gia; Qúa trình xin ý kiến hỗ trợ này phải căn cứ vào hồ sơ tài liệu, vị trí mà người bị thương tích tổn thương; căn cứ vào tính chất tổn thương, hoặc chọn mẫu vật, chọn mẫu thử nghiệm phù hợp; đồng thời để hỗ trợ giai đoạn này có thể tiến hành chụp ảnh ghi hình nếu cần thiết và lập biên bản quá trình thử nghiệm quả thực nghiệm;
3.3. Giai đoạn tổng hợp đánh giá và kết luận giám định:
– Sau khi thực hiện việc giám định theo đúng trình tự nêu trên, giám định viên có trách nhiệm tổng hợp các kết quả chính bao gồm việc tổng hợp đánh giá kết quả nghiên cứu hồ sơ tài liệu tổng hợp đánh giá kết quả nghiên cứu mẫu và đưa ra kết quả thực nghiệm kết quả hội trại ý kiến chuyên gia nếu có nhờ sự hỗ trợ từ vấn đề này;
– Kết luận: dựa trên kết quả chính của quá trình giám định, theo những nội dung trả lời trong các câu hỏi quyết định trưng cầu yêu cầu giám định thì giám định viên sẽ đưa ra kết luận giám định căn cứ vào những yếu tố trên.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật giám định tư pháp 2012 sửa đổi 2020;
– Thông tư 13/2022/TT-BYT Quy trình, biểu mẫu giám định pháp y, thời hạn, nhân lực thực hiện giám định pháp y.