Giám định tư pháp quyền tác giả, quyền liên quan là việc tổ chức cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá, kết luận về vấn đề này. Vậy quy trình giám định tư pháp quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy trình giám định tư pháp quyền tác giả, quyền liên quan:
Hiện nay quy trình giám định tư pháp quyền tác giả, quyền liên quan được thể hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL, cụ thể qua các bước như sau:
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
– Người giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là người giám định tư pháp), tổ chức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là tổ chức giám định tư pháp) khi tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định phải thực hiện kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, mẫu vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; Đối với trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
– Tiến hành hoạt động giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan:
Đối với những hoạt động này được quy định tại Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cơ quan này có trách nhiệm trong việc quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan;
Bước 2. Chuẩn bị thực hiện giám định
– Giai đoạn đầu tiên trong việc chuẩn bị thực hiện giám định là nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật về sở hữu trí tuệ để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Hoạt động này được người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan;
– Việc lấy mẫu giám định có thể được người giám định tư pháp có thể tự mình tiến hành (các hiện vật cụ thể là yếu tố xâm phạm hoặc đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ) hoặc trong một số trường hợp sẽ đề nghị người trưng cầu, yêu cầu giám định cung cấp mẫu giám định. Việc cung cấp mẫu giám định phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định;
Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác để đưa ra đánh giá, kết luận;
– Hình thức để giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được tổ chúc giám định tư pháp quyết định thực hiện có thể sử dụng hình thức khác nhau để làm, cụ thể là bằng hình thức giám định cá nhân hoặc giám định tập thể đối với những vụ việc phức tạp. Trường hợp giám định tập thể thì số lượng người tham gia giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên, trong đó có ít nhất 01 người thuộc chuyên ngành đào tạo về Luật;
– Để có thể tiến hành giám định một cách khách quan và chính xác nhất thì tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp;
Bước 3. Thực hiện giám định
– Trách nhiệm của người giám định tư pháp trong giai đoạn này là trực tiếp xem xét đối tượng giám định và sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Việc xem xét phải dựa trên cơ sở hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định trên thực tế để đảm bảo sự khách quan. Hoạt động xem xét giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây:
+ Cần thể hiện rõ được đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
+ Bên cạnh đó cần xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
+ Có trách nhiệm trong việc tiến hành xác định giá trị quyền tác giả, quyền liên quan, xác định giá trị thiệt hại;
+ Cuối cùng, phải nhắc đến các nội dung khác có liên quan về quyền tác giả, quyền liên quan.
– Người giám định tư pháp khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định;
Bước 4. Kết luận giám định
Người giám định tư pháp kết luận những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan sẽ phải căn cứ vào kết quả giám định tư pháp và quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ để thực hiện;
Bước 5. Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Bước 6. Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Giám định tư pháp và quy định tại Thông tư này.
2. Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là bao lâu?
Căn cứ Điều 6a Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BVHTTDL) quy định về thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
– Đối tượng thực hiện giám định này trong thời hạn giám định tối đa là 03 tháng tính theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp;
– Việc gia hạn thực hiện theo quyết định của của cơ quan trưng cầu giám định thì thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định tại khoản 1 Điều này;
– Cá nhân khi thực hiện việc trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;
– Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở để cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định;
Có thể thấy, thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan tối đa là 03 tháng.
3. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện:
(1) ..… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
VĂN BẢN GHI NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH
Tôi/Chúng tôi gồm: (1)..…
Thực hiện Quyết định số ….(3) về việc tiếp nhận trưng cầu và cử người tham gia giám định tư pháp theo hình thức … (giám định tập thể/giám định cá nhân) đối với trưng cầu giám định ….(4), giám định viên/các thành viên giám định tập thể đã tiến hành giám định các nội dung yêu cầu được ghi nhận quá trình như sau:
NỘI DUNG: (5)
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định đã được cá nhân giám định viên (trường hợp giám định theo hình thức cá nhân)/tập thể các thành viên giám định (đối với trường hợp giám định theo hình thức tập thể) thảo luận, thông qua, đồng ký tên và lưu hồ sơ giám định (6)./.
(7)…, ngày …. tháng …. năm…
CHỮ KÝ GIÁM ĐỊNH VIÊN/CÁC THÀNH VIÊN GIÁM ĐỊNH TẬP THỂ
(Ký, ghi rõ họ, tên)
(1) Tên cơ quan/ Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Giám định cá nhân/giám định tập thể.
(3) Tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung tiếp nhận trưng cầu và cử người tham gia giám định tư pháp hình thức cá nhân hoặc tập thể.
(4) Tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung văn bản trưng cầu giám định.
(5) Ghi đầy đủ, chi tiết diễn biến quá trình giám định theo từng ngày; nhiệm vụ của mỗi giám định viên tư pháp, người giám định theo vụ việc trong thực hiện giám định các nội dung theo yêu cầu giám định; Phương pháp thực hiện giám định; Kết luận và các ý kiến giống, khác nhau về đối tượng giám định; Thời gian, địa điểm diễn ra việc giám định theo từng ngày cụ thể; Ngày kết thúc giám định; Địa điểm hoàn thành kết luận giám định và các vấn đề có liên quan khác cần ghi nhận.
(6) Văn bản ghi nhận quá trình giám định phải được thực hiện hàng ngày trong suốt quá trình giám định. Các thành viên tham gia giám định ngày nào thì trực tiếp ghi ý kiến của mình và ký xác nhận vào văn bản ghi nhận quá trình giám định của ngày đó.
(7) Địa điểm hành chính nơi diễn ra quá trình giám định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư số 2/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan.