Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Hoạt động đấu giá phải được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục nhất định mới đảm bảo sự khách quan, chính xác. Vậy quy trình đấu giá hàng hóa bao gồm mấy giai đoạn?
Mục lục bài viết
1. Quy trình đấu giá hàng hóa bao gồm mấy giai đoạn?
Theo Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
Bước 1: Tiến hành lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
– Cá nhân sẽ lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá đảm bảo về mặt hình thức đó là thể hiện thành văn bản hoặc có thể sử dụng những hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương;
– Đối với trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá cần nhận được sự chấp thuận của bên nhận cầm cố, thế chấp và đồng thời bên bán cũng không được tự ý thực hiện việc này mà thay vào đó cần phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp;
– Xét thấy trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có ghi nhận nội dung thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.
Bước 2: Xác định giá khởi điểm
– Về việc quyết định thời điểm định giá được trao thẩm quyền cho người bán hàng. Pháp luật cũng cho phép cá nhân là người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm, nhưng cần phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá;
– Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm.
– Còn trong trường hợp, hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định.
Bước 3: Thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa
– Người tổ chức đấu giá có trách nhiệm trong việc niêm yết bán đấu giá trong khoảng thời gian là chậm nhất 7 ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hoá. Địa điểm để thực hiện niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hoá và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 197 của Luật này;
– Trường hợp người tổ chức đấu giá hàng hóa là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định.
Bước 4: Cá nhân đăng ký tham gia đấu giá
– Cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá thì cần phải đăng ký tham gia trước khi bán đấu giá. Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người tham gia đấu giá nộp một khoản tiền đặt trước, phải đảm bảo rằng số tiền đặt trước là không quá 2% giá khởi điểm của hàng hoá được đấu giá;
– Đối với trường hợp người tham gia đấu giá đã mua được hàng hoá bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ trực tiếp vào giá mua, nếu cá nhân đã đặt cọc trước mà không mua được thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người đã nộp khoản tiền đặt trước đó ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc;
Cần lưu ý: Người đã đăng ký tham gia đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng vì lý do không chính đáng không dự cuộc đấu giá thì người tổ chức đấu giá có quyền thu khoản tiền đặt trước đó.
Bước 5: Tiến hành trưng bày hàng hóa đấu giá
Việc trưng bày hàng hóa, mẫu hàng hoá, tài liệu giới thiệu về hàng hoá và các thông tin cần thiết khác về hàng hóa là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện và phải được trưng bày tại địa điểm được thông báo từ khi niêm yết.
Bước 6: Tham gia vào việc đấu giá
Theo Điều 201 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
– Thủ tục đầu tiên là điểm doanh người đã tiến hành đăng lý tham gia đấu giá hàng hóa, cá nhân thực hiện việc điểm danh đó là người điều hành đấu giá;
– Người điều hành đấu giá có trách nhiệm giới thiệu từng hàng hoá bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, nếu nhận được câu hỏi của người tham gia đấu giá thì phải trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá trung thực, chính xác và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá;
– Liên quan về phương thức trả giá lên, người điều hành đấu giá phải có trách nhiệm trong việc nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác giá đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất là ba lần để đảm bảo cá nhân có thể nắm bắt các thông tin, thời gian để thực hiện hoạt động mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá chỉ được công bố người mua hàng hoá bán đấu giá, nếu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn;
– Còn trong trường hợp áp dụng phương thức đặt giá xuống, thì người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít nhất là ba lần, thời gian mỗi lần nhắc lại giá được thực hiện ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá phải công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa đấu giá;
– Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;
– Để ghi nhận được quá trình bán đấu giá hàng hóa thì người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hóa ngay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành. Đối với hàng hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.
Bước 7: Thanh toán tiền mua hàng hóa
Liên quan đến thời điểm thanh toán tiền mua hàng hóa thì có thể được thực hiện theo thỏa thuận của người tổ chức đấu giá và người mua hàng hoá đấu giá; nếu không có thoả thuận vớ nhau về vấn đề này thì thời điểm thanh toán tiền mua hàng hoá được xác định theo quy định tại Điều 55 của Luật Thương mại.
Bước 8: Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Theo Khoản 3 Điều 206 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại người bán hàng và người tổ chức đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng. Chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Những khoản chi phí có thể phát sinh trong quá trình đấu giá hàng hóa:
Cá nhân khi tham gia vào quá trình đấu giá thì cần phải bỏ ra những chi phí để thực hiện dịch vụ đấu giá hàng hoá. Trường hợp không có thoả thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa thì thù lao được xác định như sau:
+ Khi đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá cũng được quy định khác so với đấu giá không thành, trong trường hợp này thì được xác định theo Điều 86 của Luật này;
+ Đối với trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao quy định tại khoản 1 Điều này.
– Cá nhân cũng phải chi trả các chi phí liên quan đến đấu giá hàng hoá
Pháp luật luôn đề cao và tôn trọng sự thỏa thuận giữa người bán hàng và người tổ chức đấu giá, còn nếu không thỏa thuận thì chi phí liên quan đến đấu giá hàng hóa được xác định như sau:
+ Việc vận chuyển hàng hóa đến địa điểm thỏa thuận thì người bán hàng phải chịu chi phí này và đồng thời cũng có thể chi trả thêm chi phí bảo quản hàng hóa trong trường hợp không giao hàng hóa cho người tổ chức đấu giá bảo quản;
+ Trong quá trình chuẩn bị đấu giá nếu phát sinh tình huống bảo quản hàng hóa được giao thì người tổ chức đấu giá phải chịu chi phí bảo quản hàng hoá được giao, chi phí niêm yết, thông báo, tổ chức bán đấu giá và các chi phí có liên quan khác.
3. Có bắt buộc phải thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa?
Đấu giá hàng hoá được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Thời hạn niêm yết đấu giá hàng hoá hiện đang được điều chỉnh theo quy định tại Điều 196 Luật Thương mại như sau:
– Thời hạn thông báo và niêm yết đấu giá hàng hoá được thực hiện chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hoá,. Trong thời gian này thì người tổ chức đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hoá và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 197 của Luật này;
– Trường hợp người tổ chức đấu giá hàng hóa là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại.
THAM KHẢO THÊM: