Thành lập doanh nghiệp ở Canada mang lại cho nhà đầu tư hai lợi ích cơ bản. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến quy trình đăng ký kinh doanh, thành lập công ty tại Canada:
Mục lục bài viết
1. Quy trình đăng ký kinh doanh, thành lập công ty tại Canada:
1.1. Xin cấp visa:
Bước đầu muốn được đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Canada phải có được thị thực dưới hình thức doanh nhân hoặc tự làm chủ. Loại thị thực này áp dụng cho lớp nhập cư kinh doanh, xác nhận cá nhân có đủ tài sản ròng để tiến hành đăng ký kinh doanh.
Cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện thì mới được cấp loại visa trên, cụ thể là:
– Kinh nghiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp phải có từ ít nhất 01 năm trở lên.
– Có phương án,
– Cần thể hiện khả năng trong việc tạo ra việc làm cho công dân Canada, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế và tạo cơ hội việc làm cho người dân nước này.
1.2. Thực hiện đăng ký kinh doanh:
Bước 1: Người có nhu cầu đăng ký kinh doanh tại Canada phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Mẫu số 1: Điều khoản thành lập.
– Mẫu số 2: Địa chỉ văn phòng đăng ký ban đầu và Ban Giám đốc đầu tiên.
– Mẫu đăng ký cấp tỉnh: Việc tiến hành đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tại Ontario, Newfoundland và Labrador, Nova Scotia và Saskatchewan có thể tiến hành đồng thời với việc xử lý hồ sơ trực tuyến (thông qua hệ thống đăng ký qua mạng điện tử).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mẫu hồ sơ theo quy định tại Bước 1 trên thì người có nhu cầu đăng ký kinh doanh sẽ nộp hồ sơ tại phòng đăng ký cấp tỉnh.
Nộp hồ sơ có thể thông qua hình thức sau:
– Nộp trực tiếp.
– Nộp qua mạng điện tử.
2. Đăng ký kinh doanh, thành lập công ty tại Canada cần lưu ý những gì?
Cũng tương tự như việc đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam, khi cá nhân đăng ký kinh doanh tại Canada cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về tên doanh nghiệp:
Theo quy định của pháp luật Canada, tên doanh nghiệp phải có gồm các yếu tố đặc biệt, hợp pháp và mô tả.
Yếu tố pháp lý trong doanh nghiệp có thể lựa chọn như: Corporation (tập đoàn); Company (tổng công ty); Limited (hữu hạn).
Các doanh nhân cũng cần lưu ý tên doanh nghiệp tuyệt đối không được trùng hay gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp khác. Nếu như tên doanh nghiệp rùng hoặc gây nhầm lẫn với tên một công ty khác thì tên đã đặt sẽ không được chấp nhận.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, ở đất nước Canada có 4 loại tên doanh nghiệp thường để lựa chọn như:
– Tên đã được Cơ quan doanh nghiệp Canada (Corporations Canada) thông qua.
– Thành lập doanh nghiệp đã đăng ký giữ tên đánh số từ trước.
– Tên đã được đăng ký trước đó (yêu cầu doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và tra cứu tên thông qua hệ thống điện tử NUANS).
– Tên bao gồm chữ số.
Thứ hai, doanh nhân phải nắm bắt được các loại hình thành lập doanh nghiệp ở Canada.
Nếu ở Việt Nam có 05 loại hình doanh nghiệp chính gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn ( một thành viên hoặc từ 02 thành viên trở lên); doanh nghiệp cổ phần; doanh nghiệp Nhà nước tư nhân; Doanh nghiệp hợp danh thì ở Canada có những loại hình doanh nghiệp sau:
– Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Partnership).
Đây là loại hình công ty có những đặc điểm nổi trội sau:
+ Cho phép các cá nhân không phải công dân Canada mở công ty tại British Columbia và Ontario.
+ Cần có tài khoản HST/GST và PST (nếu ở British Columbia), tài khoản tiền lương để trả lương cho nhân viên địa phương, cũng như các tài khoản WSIB/WCB/WSIB khi thuê nhân viên tại Canada.
+ Cần phải có một văn phòng và một luật sư đăng ký tại tỉnh bang mà doanh nhân chọn.
– Công ty Canada tiêu chuẩn (Standard Canadian Corporation)
+ Có thể dành cho những cá nhân không phải công dân Canada mở công ty theo loại hình này tại địa điểm là các tỉnh British Columbia, New Brunswick, Manitoba và Quebec.
+ Mô hình công ty này sẽ đăng ký gồm có một Giám đốc chính và một cổ đông chính và có thể sử dụng hộ chiếu cũng như địa chỉ nước ngoài của doanh nhân.
– Chi nhánh của công ty nước ngoài (Extra Provincial Registration):
Chi nhánh về cơ bản theo quy định của pháp luật nó chỉ là một đơn vị phụ thuộc của công ty. Chính vì vậy, để đăng ký được chi nhánh thì người có nhu cầu cần phải có một công ty ở nước sở tại (ngoài Canada).
Doanh nhân khi thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài theo loại hình này sẽ không nhận được một số chính sách ưu đãi của chính phủ Canada như chính sách di trú.
Bên cạnh đó doanh nhân vẫn sẽ được hưởng chính sách thuế suất bằng 0 nếu quốc gia mẹ có thỏa thuận miễn thuế với chính phủ Canada.
– LLC đăng ký ở Ontario – Công ty trách nhiệm hữu hạn ở Ontario:
Để được đăng ký thành lập doanh nghiệp theo loại hình này, doanh nhân phải có một công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLC) ở Mỹ hoặc ở một quốc gia khác trên thế giới.
Doanh nhân có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Ontario tương tự như quốc gia sở tại.
Với trường hợp này, công ty được thành lập ở Ontario sẽ được coi như một công ty Canada độc lập.
3. Chính sách ưu đãi của Chính phủ Canada đối với các doanh nghiệp nước ngoài:
Hiện nay, hàng trăm doanh nhân đã lựa chọn Canada là điểm đến đầu tư, là nơi xây dựng nhà máy hay thành lập các doanh nghiệp. Bởi lẽ tại Canada có nhiều chính sách ưu đãi, mở rộng thị trường nhằm mục đích thu hút các Nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:
Về chế độ thuế sẽ thấp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp của Canada thấp hơn 13% so với Mỹ. Việc này là một trong những điều kiện để thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Canada.
Một doanh nghiệp tiêu chuẩn tại Canada thông thường phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp đến 25% cho cơ quan thuế của Canada. Với những doanh nghiệp mà tất cả hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra ngoài lãnh thổ Canada sẽ được coi là một doanh nghiệp ngoài Canada mà những doanh nghiệp này sẽ được hưởng chính sách thuế suất bằng 0.
Và để được hưởng ưu đãi này thì các doanh nhân có thể lựa chọn đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức Limited Liability Partnership (LLP) hoặc Extra-Provincial Registration. LLP và Extra-Provincial Registration có những điểm khác biệt đáng kể. Sự khác biệt không chỉ nằm ở cấu trúc thuế mà còn đi kèm với quyền lợi về chính sách định cư.
Nếu doanh nhân đã đăng ký công ty tại Việt Nam, thì có thể mở chi nhánh tại Canada dưới hình thức là Extra-Provicial Registration. Nếu trường hợp chưa có công ty ở quốc gia sở tại hoặc muốn đăng ký công ty mới tại Canada thì LLP là lựa chọn duy nhất.
Canada là một trong những khu mậu dịch tự do lớn nhất:
Đối với các công ty nhập khẩu hàng sản xuất, Canada cũng đang trở thành một trong những khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.
Đây là nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu cung cấp khu vực miễn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.Các nhà đầu tư kinh doanh ngành máy móc và thiết bị sẽ gặp nhiều thuận lợi, sự tăng giá của đồng Canada kết hợp với các biện pháp thu hút đầu tư sẽ giúp giảm chi phí nhập khẩu cho ngành hàng này.
Canada là đất nước có môi trường nghiên cứu và phát triển hàng đầu thế giới:
Canada thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đổi mới bằng cách đưa ra mức thuế ưu đãi cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển thực nghiệm (SR & ED) trên thế giới. Đây là một trong những quốc gia có chi phí thấp nhất để hoạt động R&D phát triển.
Canada xếp vị thứ 2 (xét riêng về thuế) trên tổng số 10 quốc gia phát triển về R&D. Lợi nhuận trung bình của lĩnh vực này có thể đạt tối đa 30% cho một nhà đầu tư.
Mô hình doanh nghiệp đổi mới:
Canada có mô hình đổi mới “Made in Canada”, tích hợp các nghiên cứu cơ bản vào các ứng dụng kinh doanh. Đây là động lực chính giúp Canada thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Mô hình hợp tác giữa trường đại học và ngành công nghiệp giúp chi phí nghiên cứu thấp hơn và đẩy mạnh chiến lược tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, mỗi địa phương tại Canada cũng sẽ có những chính sách ưu đãi khác nhau với mục đích thúc đẩy đầu tư. Có thể kể đến một số hoạt động ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư như: các khoản vay không lãi suất, các thỏa thuận chia sẻ rủi ro và các khoản tín dụng đầu tư,…