Quy tắc xử sự của Công an nhân dân của Bộ Công an là bộ quy tắc xử sự tiêu chuẩn phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Dưới đây là bài viết về: Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân mới nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tầm quan trọng của Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân:
- 2 2. Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân theo Thông tư 27/2017/TT-BCA:
- 2.1 2.1. Quy tắc xử sự chung:
- 2.2 2.2. Quy tắc xử sự với người vi phạm:
- 2.3 2.3. Ứng xử trong nội bộ:
- 2.4 2.4. Ứng xử với Nhân dân:
- 2.5 2.5. Ứng xử với người vi phạm pháp luật:
- 2.6 2.6. Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài:
- 2.7 2.7. Ứng xử trong gia đình:
- 2.8 2.8. Ứng xử nơi cư trú:
- 2.9 2.9. Ứng xử nơi công cộng:
- 2.10 2.10. Ứng xử với môi trường tự nhiên:
- 2.11 2.11. Ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác:
- 2.12 2.12. Sử dụng phương tiện, thiết bị công tác:
- 3 3. Dự thảo quy tắc ứng xử của Công an nhân dân mới nhất:
1. Tầm quan trọng của Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân:
Nghề nghiệp là phương tiện để con người kiếm sống, và khi đã dấn thân vào một nghề nào đó thì phải tuân theo một quy tắc, một chuẩn mực, đó chính là quy tắc xử sự trong nghề nghiệp. Những người Công an nhân dân của chúng ta sẽ luôn giữ vững bản chất tiên tiến của người đảng viên cộng sản, kiên định tiến lên cùng thời đại, khía cạnh chính cần thể hiện ở việc thực thi pháp luật vô tư, khách quan. Thử nghĩ xem, khi công an nhân dân thực thi pháp luật không công bằng, bất công, thì xã hội mất đi hàng phòng thủ cuối cùng là công lý, khiến người dân không tin đảng, chính quyền. Khi người dân bắt đầu bi quan và thất vọng, sinh ra những cảm xúc tiêu cực, rồi trả thù đất nước, trả thù xã hội. Vì vậy, điều tai hại nhất trong một xã hội pháp trị không phải là sự xâm phạm trái pháp luật của tội phạm, mà là không có khả năng thực thi pháp luật một cách nghiêm minh và công bằng. Khi tham nhũng tư pháp xảy ra, nếu không kịp thời diệt trừ thì vô vọng và nguy hiểm.
Đội ngũ Công an nhân dân của chúng ta nhìn chung là mang rất nhiều ưu điểm nhưng còn một số vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh chung. Một bộ phận cán bộ công an không nhỏ bị xói mòn bởi một số tư tưởng không lành mạnh, quan niệm tư tưởng, đạo đức méo mó, tác phong nghề nghiệp lệch chuẩn, làm một số việc không nên làm. Vấn đề tuy tập trung ở một số ít người nhưng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an, làm xấu hình ảnh của công an nhân dân, gây tổn thất không đáng có cho Đảng, Nhà nước. Để quản lý đội ngũ Công an nhân dân Nhà nước đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử đang được hoàn thiện và bổ sung.
2. Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân theo Thông tư 27/2017/TT-BCA:
2.1. Quy tắc xử sự chung:
Theo Điều 4 của Thông tư 27/2017/TT-BCA do Bộ Công an ban hành quy định Công an nhân dân phải ứng xử theo quy tắc chung như sau:
– Công an nhân dân nói và hành động theo chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; tuân thủ theo Điều lệ Công an nhân dân vùng, 5 điều vinh dự, 10 điều kỷ luật và đặc biệt là điều lệ Công an nhân dân.
– Công an nhân dân tôn trọng, tận tụy phục vụ nhân dân và thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân để có thể lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát trực tiếp của nhân dân.
– Công an nhân dân cần rèn luyện các phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, sáng tạo; ngay thẳng, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính.
– Công an nhân dân cần có ý thức tổ chức, kỷ luật cũng như có trách nhiệm trong công việc, nhiệm vụ; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về vấn đề bảo vệ bí mật Nhà nước, quy chế làm việc, bí mật nghề nghiệp, quy trình công tác.
– Công an nhân dân cần thường xuyên và đảm bảo liên tục tham gia các khóa học huấn luyện nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng; sáng tạo, chủ động, phối hợp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
– Công an nhân dân không được lợi dụng danh nghĩa của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc nhiệm vụ, chức trách được giao để vụ lợi cho mục đích cá nhân; không được phép bao che, hay tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
– Công an nhân dân không nhận tiền, tài sản hay bất cứ lợi ích nào khác từ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và nhà nước có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến công việc do mình giải quyết hay thuộc phạm vi nhiệm vụ, công việc của mình; không được lợi dụng việc cho tặng, nhận quà để nhận hối lộ hay thực hiện các hành động khác để vụ lợi.
– Công an nhân dân không được sử dụng trái phép tài liệu, thông tin của đơn vị mình; làm xáo trộn, che giấu nội dung báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhânvề những vấn đề liên quan đến chức năng, công việc, nhiệm vụ được giao.
– Công an nhân dân phải tuyệt đối từ chối tiếp nhận, giải quyết hay cố ý gây cản trở, trì hoãn việc giải quyết những yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo chức trách, công việc, nhiệm vụ được.
– Công an nhân dân không được tránh né, bản thân luôn đề cao trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao gây ra hậu quả ảnh hưởng đến những hoạt động của đơn vị mình công tác hay các cơ quan, tổ chức khác hoặc ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp, nhân phẩm, danh dự của công dân.
2.2. Quy tắc xử sự với người vi phạm:
Theo Thông tư 27/2017/TT-BCA của Bộ Công an, Công an nhân dân phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
– Chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cũng như quy định của ngành Công an trong việc đấu tranh và xử lý tội phạm cũng như người vi phạm pháp luật.
– Thực hiện nhiệm vụ một cách quả quyết, chủ động, dũng cảm và công bằng. Công an nhân dân phải xử lý các vi phạm một cách khách quan, trung thực và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ.
– Trong quá trình tiếp xúc với người vi phạm pháp luật, cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ vị trí đúng đắn, tuân thủ lễ nghi, tác phong đúng mực. Họ cần có hành vi đúng đắn, không nói những lời không đáng, không phân biệt đối xử với người vi phạm.
– Công an nhân dân không được lợi dụng chức trách và nhiệm vụ của mình để làm sai lệch hồ sơ vụ án, gây ra bỏ sót hoặc oan uổng, hoặc nhằm mục đích khác.
Thông tư này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 06/10/2017 và được áp dụng cho toàn bộ Công an nhân dân.
2.3. Ứng xử trong nội bộ:
Ứng xử với cấp trên
– Phục tùng sự chỉ đạo, chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ cấp trên giao; tôn trọng, tin tưởng cấp trên;
– Báo cáo trung thực, kịp thời, đầy đủ với cấp trên về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Chủ động đề xuất, kiến nghị, đóng góp ý kiến với cấp trên về biện pháp công tác, quản lý, điều hành đơn vị; lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên.
Ứng xử với cấp dưới
– Tôn trọng, gần gũi, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe, xem xét giải quyết tâm tư, nguyện vọng và những đề nghị chính đáng của cấp dưới;
– Gương mẫu trong công tác, học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách và chuẩn mực đạo đức Công an nhân dân để cấp dưới học tập, noi theo; không có thái độ, hành vi cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, quát nạt, xúc phạm, hạ uy tín cấp dưới;
– Dân chủ, khách quan, công tâm trong nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ; phân công nhiệm vụ cho cấp dưới rõ ràng, đúng người, đúng việc;
– Không bao che vi phạm của cấp dưới; bảo vệ danh dự của cấp dưới khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật;
– Tin tưởng, khuyến khích, phát huy năng lực, sở trường công tác; tạo điều kiện cho cấp dưới học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và văn hóa ứng xử.
Ứng xử cùng cấp
– Tôn trọng tính cách, đời sống riêng tư; bảo vệ uy tín, danh dự của đồng chí, đồng đội;
– Đoàn kết, thân ái giúp đỡ, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; cầu thị, học hỏi, tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng chí, đồng đội; có thái độ tích cực đối với sự phát triển, tiến bộ của đồng chí, đồng đội;
– Tự phê bình và phê bình khách quan, chân thành, thẳng thắn, mang tính xây dựng; không được có lời nói, hành động gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, nói không đúng sự thật, hạ uy tín, trả thù cá nhân.
2.4. Ứng xử với Nhân dân:
– Kính trọng, lễ phép với Nhân dân; gắn bó mật thiết với Nhân dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của Nhân dân.
– Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
– Không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
– Thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật và tự nguyện, tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
2.5. Ứng xử với người vi phạm pháp luật:
– Thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an trong đấu tranh, xử lý đối với người phạm tội và người có hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Kiên quyết, mưu trí, dũng cảm, khôn khéo trong thực hiện nhiệm vụ; xử lý vi phạm phải khách quan, trung thực đảm bảo các yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ.
– Khi tiếp xúc với người vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm.
– Không lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án dẫn đến bỏ lọt, oan, sai hoặc nhằm mục đích khác.
2.6. Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài:
1. Thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an về tiếp xúc, quan hệ, làm việc với tổ chức, cá nhân nước ngoài và thực hiện chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế.
2. Tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của người nước ngoài, trên cơ sở phù hợp với pháp luật Việt Nam.
3. Không có lời nói, hành động làm tổn hại đến lợi ích, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; truyền thống, danh dự, uy tín của Công an nhân dân Việt Nam.
2.7. Ứng xử trong gia đình:
1. Gương mẫu, vận động, giáo dục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương nơi cư trú.
2. Nêu gương trong sinh hoạt, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; xây dựng lối sống lành mạnh, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc.
3. Không để người thân trong gia đình tham dự vào công việc của cơ quan, đơn vị hoặc lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để làm trái quy định của pháp luật và quy định của ngành Công an.
2.8. Ứng xử nơi cư trú:
1. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân nơi cư trú theo quy định; tôn trọng quy ước cộng đồng; gần gũi, đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh.
2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định tại nơi cư trú. Tích cực phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội khác.
3. Không được lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để can thiệp trái quy định vào hoạt động của địa phương nơi cư trú.
2.9. Ứng xử nơi công cộng:
1. Gương mẫu chấp hành nội quy, quy tắc nơi công cộng, các chuẩn mực đạo đức công dân được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện; ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự, vệ sinh công cộng.
2. Không có lời nói, hành vi vi phạm các chuẩn mực về thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc nơi công cộng.
2.10. Ứng xử với môi trường tự nhiên:
1. Giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên; tham gia xây dựng cảnh quan môi trường “Xanh – sạch – đẹp”.
2. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, hưởng ứng các phong trào xã hội về bảo vệ môi trường.
2.11. Ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và phương tiện điện tử khác:
1. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.
2. Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.
2.12. Sử dụng phương tiện, thiết bị công tác:
1. Thường xuyên giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tài sản, phương tiện được trang bị tiết kiệm, hiệu quả; nghiên cứu, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật được trang bị phục vụ công việc.
2. Không sử dụng tài sản, phương tiện công tác sai mục đích hoặc vào mục đích cá nhân dưới mọi
3. Dự thảo quy tắc ứng xử của Công an nhân dân mới nhất:
Dự thảo Thông tư năm 2022 được Bộ Công an ban hành để lấy ý kiến đã quy định cụ thể, chi tiết những quy tắc ứng xử chung; quy tắc ứng xử trong nội bộ (ứng xử của cán bộ công an nhân dân với cấp trên, cấp dưới hoặc cùng cấp); quy tắc ứng xử với nhân dân; quy tắc ứng xử với những người vi phạm pháp luật; quy tắc ứng xử với tổ chức, cá nhân người nước ngoài; quy tắc ứng xử trong gia đình các cán bộ công an nhân dân; quy tắc ứng xử nơi cư trú; quy tắc ứng xử nơi công cộng; quy tắc ứng xử với môi trường tự nhiên; quy tắc ứng xử, giao tiếp thông qua điện thoại và một vấn đề mới là quy tắc ứng xử trên không gian mạng.
Về quy tắc ứng xử với Nhân dân, dự thảo Thông tin đã quy định cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải luôn giữ thái độ kính trọng, lễ phép với Nhân dân; gắn bó chặt chẽ, mật thiết với Nhân dân; tận tâm, trách nhiệm giải quyết nhiệm vụ, công việc, yêu cầu chính đáng của Nhân dân. Giao tiếp hiệu quả và làm việc với người dân bằng thái độ tận tình, niềm nở, có trách nhiệm; xưng hô chuẩn mực, thái độ hòa nhã, lịch sự, cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp khách quan, đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc, nhiệm vụ với người già, yếu, người đau ốm, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
Cán bộ công an nhân dân không có hành vi hay lời nói nhũng nhiễu, hạch sách, thái độ vô cảm, thờ ơ trước yêu cầu hợp pháp, chính đáng của người dân; không gây căng thẳng, dọa nạt, bức xúc người dân; không hẹn gặp nhân dân giải quyết nhiệm vụ bên ngoài cơ quan làm việc và ngoài giờ làm việc trừ trường hợp vì nhiệm vụ công tác, phục vụ yêu cầu.
Thường xuyên tuyên truyền, vận động đến những ngươi dân về chấp hành pháp luật và khuyến khích tinh thần tự nguyện, tích cực tham gia những phong trào cộng đồng như: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong thực hiện nhiệm vụ, công việc liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân gắn liền với chính sách cải cách thủ tục hành chính.
Về ứng xử với người có hành vi vi phạm pháp luật, trong dự thảo quy định cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành trong đấu tranh, xử lý đối với những loại phạm tội. Kiên quyết, dũng cảm, mưu trí, khôn khéo trong thực hiện nhiệm vụ, trọng trách; xử lý vi phạm phải khách quan, trung thực đảm bảo các yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ.
Khi tiếp xúc với người vi phạm pháp luật, cán bộ Công an nhân dân phải giữ đúng lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm. Không lợi dụng chức trách, làm sai lệch hồ sơ vụ việc, dẫn đến oan, sai hoặc nhằm mục đích khác.