Hiện nay, với những vai trò vô cùng quan trọng mà đất đai mang lại, việc thành lập và hoạt động của quỹ phát triển đất đã có những đóng góp to lớn giúp cho chính quyền địa phương các cấp trong việc tập trung nguồn lực tài chính. Vậy quỹ phát triển đất là gì? Quy định về Quỹ phát triển đất?
Mục lục bài viết
1. Quỹ đất là gì?
Quỹ đất là một thuật ngữ quen thuộc, được sử dụng để chỉ diện tích đất hiện tại của một đơn vị, địa phương. Trong đó sẽ bao gồm tất cả những loại hình đất đai có chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các ban ngành, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.
Quỹ đất thường được sử dụng cho việc xây dựng bệnh viện, nhà ở, trường học, khu nghỉ dưỡng và các công trình công cộng khác. Và quỹ đất sẽ được phân chia cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng vào các mục đích phù hợp, hợp pháp, tuân thủ đủ các điều kiện và nguyên tắc cụ thể được quy định trong luật đất đai.
Đối với việc sử dụng quỹ đất cho việc trồng trọt, khai thác thì người dân cần đảm bảo phù hợp với kế hoạch trước mắt hoặc lâu dài của địa phương và tính chất của đất. Đối với các trường hợp khi quỹ đất còn thừa và bỏ trống không sử dụng nhiều thì chính quyền cần tiến hành rà soát, thống kê lại quỹ đất đó. Thông qua đó thực hiện việc phân chia cho những đối tượng có nhu cầu mong muốn sử dụng hợp lý.
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng quỹ đất tại địa phương cần phải được tuân theo những nguyên tắc cụ thể về khai thác và quản lý tài nguyên môi trường. Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và công – nông nghiệp của từng địa phương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của quỹ phát triển đất:
Theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, quỹ phát triển đất cơ bản bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
– Thứ nhất: Quỹ phát triển đất có nhiệm vụ quan trọng nhất đó là tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai: Quỹ phát triển đất có nhiệm vụ ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất để tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất của người dân. Thông qua quỹ phát triển đất sẽ tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Quỹ phát triển đất còn có nhiệm vụ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực đã có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng trước khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất theo các quyết định của cơ quan cấp trên. Không những thế, quỹ phát triển đất có nhiệm vụ ứng vốn cho việc tổ chức phát triển các khu tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện dự án; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất được giao quản lý để đấu giá.
– Thứ ba: Quỹ phát triển đất có nhiệm vụ ứng vốn cho các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
– Thứ tư: Quỹ phát triển đất có nhiệm vụ ứng vốn cho tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư, tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo quy hoạch.
– Thứ năm: Quỹ phát triển đất có nhiệm vụ ứng vốn thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân các cấp giao.
– Thứ sáu: Quỹ phát triển đất còn có nhiệm vụ tổ chức quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, quỹ phát triển đất cơ bản bao gồm các quyền hạn cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Quỹ phát triển đất có quyền tổ chức quản lý, điều hành Quỹ hoạt động theo đúng mục tiêu và các nhiệm vụ được giao.
– Thứ hai: Quỹ phát triển đất có quyền thực hiện ứng vốn cho Tổ chức được nhận vốn ứng (gồm Tổ chức phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư).
– Thứ ba: Quỹ phát triển đất có quyền thực hiện thu hồi vốn ứng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
– Thứ năm: Quỹ phát triển đất có quyền ban hành các Quy chế, quy trình nghiệp vụ để điều hành hoạt động Quỹ.
Cũng cần lưu ý rằng, tương ứng từng mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất mà quyền hạn của Quỹ phát triển đất cũng được quy định khác nhau, cụ thể như sau:
– Đối với mô hình ủy thác: Hội đồng quản lý quỹ phát triển đất sẽ có quyền thực hiện ủy quyền cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc Quỹ tài chính khác của địa phương thực hiện thông qua Hợp đồng ủy thác.
– Đối với mô hình độc lập: Quỹ phát triển đất được nhận ủy thác quản lý, sử dụng vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và nhận ủy thác quản lý hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ của các Quỹ khác thuộc tỉnh theo quy định thông qua Hợp đồng nhận ủy thác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy, quỹ có những nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng đối với hoạt động quản lý đất đai ở các cấp địa phương. Quỹ phát triển đất có chức năng chính là nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và huy động các nguồn khác theo quy định của pháp luật để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Không những thế, thông qua quỹ phát triển đất còn tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
3. Quy định của pháp luật về quỹ phát triển đất:
Quy định về Quỹ phát triển đất được quy định tại
Theo Điều 111
“1. Quỹ phát triển đất của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương để ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ta nhận thấy, quỹ phát triển đất là một tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quỹ phát triển đất có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quỹ phát triển đất là tổ chức tài chính nhà nước, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thành lập. Quỹ phát triển đất có chức năng chính là nhận vốn ngân sách nhà nước cấp và huy động các nguồn khác theo quy định để ứng vốn cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Quỹ là lấy thu bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục đích lợi nhuận. Để đảm bảo thực hiện tốt các vai trò được giao thì việc sử dụng Quỹ phải đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 6 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai cũng quy định:
“1. Quỹ phát triển đất quy định tại Điều 111 của Luật Đất đai được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hoặc được ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương trước ngày 01 tháng 01 năm 2015. Quỹ phát triển đất là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đối với Quỹ phát triển đất đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì tiếp tục hoạt động theo quy định của Nghị định này.
2. Nguồn vốn của Quỹ phát triển đất được ngân sách nhà nước phân bổ, bố trí vào dự toán ngân sách địa phương, được cấp khi bắt đầu thành lập, bổ sung định kỳ hàng năm; huy động từ các nguồn vốn khác gồm: Vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, ủy thác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ phát triển đất khi thành lập, mức trích bổ sung cho Quỹ phát triển đất cụ thể hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
3. Quỹ phát triển đất được sử dụng để ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất; quy định việc cấp phát, hạch toán, thanh quyết toán kinh phí, huy động, sử dụng các nguồn vốn của Quỹ phát triển đất và cơ chế ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác của địa phương đối với trường hợp không thành lập Quỹ phát triển đất theo quy định về quản lý ngân sách và quỹ tài chính của Nhà nước.”
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ các quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác có liên quan để quyết định thành lập hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất đã được thành lập trước đây và quyết định cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển đất cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương.
Ngoài ra, hiện nay, số vốn mà ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ phát triển khi thành lập, số vốn bổ sung từ ngân sách nhà nước cho Quỹ và số vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ (nếu có) sẽ được gửi tại Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quỹ phát triển đất trực tiếp làm chủ tài khoản để nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật khi cần thiết.