Cho đến nay, mặc dù hành vi chở hàng trên nóc xe có thể mang lại rất nhiều tiện ích cho chủ xe, tuy nhiên hành vi này lại chứa đựng rất nhiều nguy hiểm trong quá trình lưu thông đường bộ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mức xử phạt hành vi chở hàng trên nóc xe?
Mục lục bài viết
1. Quy định xử phạt hành vi chở hàng trên nóc xe mới nhất:
Cho đến nay, hành vi chở hàng trên nóc xe ô tô vẫn đang trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi, mặc dù pháp luật đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Việc chở hàng trên nóc xe ô tô có thể mang lại nhiều tiện ích cho chủ xe, tuy nhiên chủ xe cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định này để tránh bị xử phạt, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe tính mạng của những người đi đường khác. Bên cạnh đó, việc chở hàng trên nóc xe ô tô có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của phương tiện. Bộ phận nóc xe có thể khiến cho chiều cao của xe tăng lên đáng kể và gây khó khăn khi các phương tiện đó đi qua các đoạn đường bị giới hạn về chiều cao, và chưa kể nếu như nóc xe ô tô chở hàng với kích thước lớn thì có thể gây ảnh hưởng đến độ cân bằng của phương tiện trong quá trình lưu thông. Vì vậy có thể nhìn nhận hành vi chở hàng trên nóc xe là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Vận chuyển các loại hàng hóa và vật dụng trên xe không chằng buộc cẩn thận và chắc chắn, hoặc có chằng buộc tuy nhiên không chắc chắn trái quy định của pháp luật trong quá trình phương tiện đó lưu thông trên đường bộ;
– Điều khiển các loại phương tiện xếp hàng trên nóc buồng lái, có hành vi xếp hàng làm lệch phương tiện đó trong quá trình lưu thông;
– Không chốt hoặc không có hành vi đóng cố định cửa sau của thùng xe trong quá trình xe đang lưu thông trên đường bộ.
Thứ hai, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Điều khiển phương tiện chở hàng vượt quá trọng tải cho phép theo quy định của pháp luật trong quá trình tham gia giao thông đường bộ được ghi nhận trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trên 10% đến 30%, trên 20% đến 30% đối với các loại xe chở chất lỏng;
– Chở hàng trên nóc thùng xe, có hành vi chở hàng vượt quá bề rộng của thùng xe, có hành vi chở hàng vượt phía trước hoặc phía sau thùng xe trên 10% chiều dài của phương tiện đó;
– Có hành vi chở người trên thùng xe trái quy định của pháp luật, có hành vi để người nằm hoặc ngồi trên mui xe trái quy định của pháp luật, để người đu bám ngoài phương tiện khi phương tiện đó đang lưu thông trên đường bộ;
– Điều khiển phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có và không mang theo giấy chứng nhận vận chuyển được các bởi cơ quan có thẩm quyền bằng bằng bản giấy theo quy định của pháp luật, hoặc không có các thiết bị để truy cập vào các phần mềm thể hiện nội dung của
– Điều khiển các phương tiện kéo theo các phương tiện khác mà khối lượng toàn bộ vượt quá khối lượng cho phép được quy định trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường được cấp bởi cơ quan có anh quên trên 10% đến 30%.
Như vậy có thể nói, hành vi chở hàng trên nóc xe có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi chở hàng trên nóc xe:
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 24 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), thì có thể nói ngoài mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên, những đối tượng được xác định là người điều khiển các phương tiện giao thông thực hiện hành vi chở hàng hóa trên nóc xe còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều 24 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6, khoản 7, điểm c khoản 8 Điều 24 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều 24 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy có thể nói, người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi chở hàng hóa trên nóc xe có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên, và còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tức quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi chở hàng trên nóc xe:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt.
Thứ hai, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, và phạt tiền đến 37.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt.
Thứ ba, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, và phạt tiền lên đến 75.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt.
Như vậy theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, chủ phương tiện có hành vi hành vi chở hàng trên nóc xe đang chạy sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 1.000.000 đồng, vì vậy thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.